Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao họp báo về Lễ công bố chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023 do người tiêu dùng bình chọn sẽ diễn ra vào ngày 14/3.
Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.
Mùa mua sắm Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay có phần đặc biệt hơn, khi kinh tế đã phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường hàng hóa được dự báo sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, hàng Việt ngày càng được lựa chọn nhiều bởi giá thành hợp lý, phong phú về chủng loại, chất lượng, mẫu mã được nâng lên... Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp đã triển khai giải pháp mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước như tăng tỷ lệ nội địa hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu... Kinh nghiệm qua các năm cho thấy, bên cạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, việc chuẩn bị từ sớm các mặt hàng thiết yếu, với lượng hàng dồi dào đã tạo hiệu ích tích cực, giúp thị trường luôn được bình ổn.
Dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đời sống của người dân, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng hóa, tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt, hàng Việt có sức sống mãnh liệt và thị trường trong nước đã thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế.
Chiều 11/12, tại đường Vũ Lăng, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2021. Diễn ra đến ngày 15/12/2021, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội được tổ chức nhằm kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sáng nay, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá, đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện Đề án Phát triển Thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh mới, bảo đảm chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa thiết yếu khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong các làn sóng dịch Covid-19.
Tối 1/12, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã khai mạc Triển lãm chuyên đề về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngành gốm sứ, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và Hội chợ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2021. Chuỗi sự kiện được tổ chức nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa thực hiện các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng nội địa.
Nội dung chính:* Chỉ số POBI 2020 - Công khai ngân sách cấp tỉnh đang có dấu hiệu chững lại và khoảng cách cải cách giữa các tỉnh còn xa, dư địa cải cách còn lớn.* Kết nối tiêu thụ hàng Việt - cần sự đồng hành, sát sao từ cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương
# Hoạt động kết nối mua bán, trao đổi, cung cấp tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa trong bối cảnh dịch covid 19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp bách. Từ thực tế hiện nay đòi hỏi hoạt động lưu thông hàng hóa phải vừa đảm bảo nhanh và hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, vai trò của các doanh nghiệp, doanh nhân trong các hoạt động kết nối hàng hóa trong nước của các doanh nghiệp, nhà bán lẻ rất quan trọng và đóng góp của người dân vào dòng chảy hàng hóa trong nước. Điều này cũng chính là những đóng góp của các doanh nghiệp, doanh nhân, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh mới”. Đây là nội dung được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật của Đài TNVN hôm nay, với chủ đề: “Kết nối tiêu thụ hàng Việt trong bối cảnh dịch bệnh”. Khách mời của chương trình là bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam; ông Nguyễn Thái Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH Bán lẻ BRG Retail.
- Dự mít tinh kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị ngành ngân hàng tiếp tục phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế.- Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4, phiên họp đầu tiên sau khi Chính phủ kiện toàn nhân sự.- Kiểm tra công tác bầu cử tại tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu đảm bảo quyền bầu cử của công dân trong điều kiện dịch Covid-19.- Hà Nội phong tỏa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khi có thêm 1 ca nghi mắc COVID-19 là bác sĩ công tác tại đây.- Các địa phương đồng loạt nâng mức độ phòng dịch lên mức cao nhất, đồng thời tiếp tục rà soát, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan.- Gấp rút bảo hộ thương hiệu gạo ST24 và ST25 tại các thị trường quốc tế trước việc các doanh nghiệp tại Mỹ và Austrailia đăng ký nhãn hiệu hai loại gạo này của Việt Nam.- Hội nghị Ngoại trưởng nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới bàn nhiều vấn đề cấp bách toàn cầu.- Tổng thống Israel bắt đầu tham vấn với các bên để tìm người thành lập chính phủ mới.
Đang phát
Live