9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh, xuất nhập khẩu, đầu tư vẫn còn nhiều khó khăn, ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa, triển khai các chương trình kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các địa phương không chỉ góp phần hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà còn là giải pháp hữu hiệu bình ổn thị trường, góp phần quan trọng để bù đắp cho tăng trưởng từ nay đến cuối năm.
- Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong chuyển đổi năng lượng - Ban Giám đốc Điều hành IMF nhận định với cải cách cơ cấu, Việt Nam có thể quay trở lại mức tăng trưởng cao trong trung hạn - Tuần lễ Hàng Việt Nam giới thiệu các sản phẩm Việt tới người dân Pháp
Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống xanh và có xu hướng lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu có chiến lược phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích của cộng đồng, quan tâm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê, có tới 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Do đó, nâng cao vị thế hàng Việt theo hướng xanh, phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu là hết sức cần thiết. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề này, BTV Anh Tú có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn An Thịnh -giảng viên cao cấp, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Việc thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực góp phần nâng cao đời sống người dân. Nhiều mô hình sản xuất hiệu quả cao, nhiều thương hiệu đặc sản của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hình thành. Tuy nhiên, với những tiềm năng rất lớn của sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc kết nối phát triển thị trường trong thời gian qua mới chỉ đáp ứng được phần nào. Đây là thông tin đáng chú ý được các chuyên gia đề cập tại Tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương tổ chức.
Sau 3 năm ảnh hưởng bởi Covid-19, năm nay lần đầu tiên Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) được tổ chức tại Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Các gian hàng của ASEAN, trong đó có Việt Nam đặc biệt thu hút sự quan tâm của công chúng Trung Quốc.
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, nhiều thách thức mới, hàng hóa nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn, trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao... Chương trình Dòng chảy kinh tế có chủ đề “Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam” với sự tham gia bàn luận của PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, các hệ thống siêu thị WinMart, Big C, Saigon Co.op … đồng loạt triển khai chương trình khuyến mại, giảm giá đến 50%.
Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tìm đầu ra trong bối cảnh nhiều khó khăn.- Tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước.- Giá gạo bán lẻ tại thị trường Hà Nội tăng từng ngày, người tiêu dùng lo lắng.
Xuất khẩu dệt may giảm sâu – doanh nghiệp xoay xở ứng phó.-Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm – những câu chuyện thực tiễn.- Kiều bào – Cánh tay nối dài đưa hàng Việt vươn tầm quốc tế
Sau gần 15 năm thực hiện Cuộc vận động "Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt", từ việc vận động dùng hàng Việt, giờ đây người tiêu dùng đã chủ động tiếp cận, chủ động sử dụng hàng Việt khi mua sắm hàng hóa, từ sự thân quen, gần gũi đã trở thành niềm tin, không ít người tiêu dùng đã chọn hàng Việt Nam là số một trong giỏ hàng hóa mua sắm của gia đình. Tuy nhiên, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đặt nền kinh tế Việt Nam đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt. PGS.TS Phan Chí Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Đang phát
Live