Biến chứng bàn chân đái tháo đường: Nhận biết để phòng ngừa!
VOV1 - Biến chứng bàn chân đái tháo đường được xếp vào nhóm cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, cùng với những biến chứng khác trên thận, mắt, thần kinh,…
Vậy khi gặp biến chứng này cần phải xử trí và phòng ngừa ra sao? Mời quý vị và các bạn cùng nghe

BTV: Xin cám ơn ThS BS Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng Khoa chăm sóc bàn chân, BV Nội tiết Trung ương đã nhận lời tham gia chương trình của chúng tôi.

Khách mời: Xin chào quý vi và các bạn!

1-Thưa BS, hiện người bệnh đái tháo đường đang ngày càng gia tăng, đi kèm với bệnh là các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải. Vậy vì sao mà người bệnh đái tháo đường dễ gặp các biến chứng như vậy?

Khách mời:

2- Với  biến chứng bàn chân thì đây được đánh giá là biến chứng ở mức độ nào của người bệnh đái tháo đường?

Khách mời:

3- Thực tế, BV Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhiên bị biến chứng lở loét bàn chân nặng, trong đó có những trường hợp phải đoạn chi. Vậy bệnh nhân có biến chứng ở mức độ nào sẽ phải đoạn chi ?

Khách mời: 

4- Hiện nay, việc đánh giá biến chứng của bệnh đái tháo đường  cũng như tầm soát biến chứng bàn chân đái tháo đường đang được triển khai ra sao tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, thưa BS?

Khách mời:

Theo thống kê, có 5-7% số người bệnh đái tháo đường có biến chứng loét bàn chân. Nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh đái tháo đường cao gấp 15-46 lần so với người bình thường. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường, còn có những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng bàn chân:

Thời gian mắc bệnh: Nguy cơ có bàn chân đái tháo đường (loét, hoại tử) cao hơn ở những người bệnh mắc bệnh thời gian dài hơn.

Lượng Glucose: Những người bệnh không kiểm soát tốt đường máu có nguy cơ gặp các biến chứng bàn chân cao hơn.

Cholesterol: Người bệnh bị tăng cholesterol cũng có tỷ lệ có biến chứng đái tháo đường ở bàn chân cao hơn.

Tình trạng bàn chân:Những người bệnh có biến dạng bàn chân như chai chân, khớp xương cứng, móng quặp,…có nhiều nguy cơ gặp biến chứng bàn chân đái tháo đường hơn so với người bình thường.

Thói quen có hại:Người bệnh đái tháo đường nếu có thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia cũng làm tăng nguy cơ có biến chứng bàn chân đái tháo đường.

Giày dép:Lựa chọn giày dép không phù hợp như quá chật, cứng, rộng… cũng là một yếu tố nguy cơ có biến chứng đái tháo đường ở bàn chân do làm tăng nguy cơ có tổn thương vùng bàn chân.

Để chăm sóc bàn chân ở người bệnh đái tháo đường, người bệnh cần kiểm tra bàn chân hàng ngày, vệ sinh bàn chân sạch sẽ, phòng tránh bỏng bàn chân, cắt móng chân đúng cách, đi giầy dép phù hợp, bôi kem dưỡng cho bàn chân và cần tuân thủ tốt các khuyến cáo của thầy thuốc trong sinh hoạt, ăn uống, sử dụng thuốc...

Với đái tháo đường, việc phát hiện sớm, điều trị đúng và kiểm soát đường huyết hiệu quả là chìa khóa để sống khỏe mạnh lâu dài. Riêng với biến chứng bàn chân – một biến chứng tuy âm thầm nhưng rất nguy hiểm – người bệnh cần nâng cao ý thức chăm sóc, theo dõi và bảo vệ đôi chân của mình mỗi ngày.

Để kiểm tra đường huyết và các biến chứng có thể gặp phải, trong đó có biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh có thể gọi điện đặt lịch khám, tư vấn qua số điện thoại 19008219 hoặc đến khám chữa bệnh trực tiếp tại 2 cơ sở của BV Nội tiết Trung ương tại đường Nguyễn Bồ (ngõ 215 Ngọc Hồi) – Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội và Cơ sở 2 tại phường Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội./.

 

 

 

 

Xem trên các nền tảng khác

Bình luận