- Thách thức tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.- Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân yên tâm phòng chống dịch.- Áp dụng “sản xuất sạch hơn”- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Bộ GD&ĐT vừa công bố phổ điểm 9 môn thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 của gần 981.800 thí sinh. Qua các biểu đồ này, người dân, nhà quản lý giáo dục phần nào đánh giá được tình hình học tập của thí sinh, mức độ khó dễ của đề thi. Đây cũng là dữ liệu quan trọng để thí sinh tham khảo trong việc điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng giáo dục mầm non. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 có 24.318 điểm 10. Trừ Lịch sử và Ngoại ngữ, đỉnh phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021 của 7 môn đều lệch với mức điểm trên trung bình. Trong đó, môn có số lượng bài thi đạt điểm 10 nhiều nhất là Giáo dục công dân với gần 18.700 bài. Số thí sinh có điểm dưới trung bình nhiều nhất là môn Lịch sử và Ngoại ngữ. Cả nước có hơn 1.200 bài thi điểm liệt. Trước sự ảnh hưởng lớn của dịch COVID-19 đến quá trình dạy học của các trường phổ thông, đặc biệt khóa học sinh lớp 12 năm nay đã 2 năm bị khoảng thời gian tạm dừng đến trường, phổ điểm của các môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021 so với các năm trước có gì thay đổi? Liệu kết quả đó có phản ánh đúng thực tế dạy và học? Chuyên gia giáo dục là Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng CNTT, Bộ GD&ĐT và TS Lê Thống Nhất – Hệ thống Bigshool – hai trong số những chuyên gia dự Tọa đàm tư vấn, phân tích điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 bàn luận về vấn đề này.
Australia đang là một trong số các quốc gia gia phát triển có tốc độ phục hồi kinh tế thuộc loại nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, kể từ khi lệnh phong tỏa được ban hành tại thành phố Sydney mở rộng và vùng lân cận từ ngày 26/6 và sau đó là tại 2 bang khác của nước này, sự phục hồi kinh tế của Australia sẽ bị ảnh hưởng và sẽ không được như các dự báo đưa ra trước đó.
Thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các đại biểu đề nghị Chính phủ có thêm nhiều giải pháp mới để hỗ trợ người dân và doanh nghiêp.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, sáng nay (25/07), các đại biểu thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025. Theo đánh giá của các đại biểu, mức tăng trưởng kinh tế 5,64% của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay là một điểm sáng đáng chú ý trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Để giữ được mức tăng trưởng này thì kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu cần được ưu tiên và kiên trì thực hiện.
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm qua đã nhóm họp tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ để thảo luận về việc thúc đẩy công bằng trong tiếp cận vắc-xin Covid-19. Đây là vấn đề đang được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm khi bất chấp những lời cam kết của các chính phủ, của các nhà sản xuất, của các tổ chức quốc tế, “công bằng vắc-xin” dường như vẫn còn khá xa vời. Nhìn bức tranh tiêm chủng trên toàn thế giới hiện nay có thể thấy rõ sự tương phản giữa hai mảng sáng – tối, với một bên là những nước giàu có đã đạt tỷ lệ tiêm chủng rất cao, thậm chí tính tới việc tiêm liều thứ 3, với một bên là những quốc gia chỉ đạt tỷ lệ tiêm chủng rất thấp, ví dụ tại châu Phi chỉ đạt chưa tới 2%. Vậy hội nghị của WHO và WTO có thể đưa ra những giải pháp nào để biến những lời cam kết về công bằng vắc-xin thành hiện thực? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Pháp cùng làm rõ câu chuyện này
Chủ tịch nước làm việc với Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ công bố trao quyết định, nghị quyết của Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác tổ chức- Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của bạn bè quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19- Việt Nam chính thức công bố sản xuất lô vaccine Sputnik Vê đầu tiên- Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Trung Quốc - Chuyến thăm ngoại giao cấp cao nhất của giới chức Mỹ tới Trung Quốc trong nhiều tháng qua
- Cơ hội thúc đẩy tăng trưởng xanh trong trạng thái bình thường mới ở địa phương.- Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam quyết tâm thực hiện thành công “mục tiêu kép”.
Ngày 19/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nền kinh tế Nga phục hồi về mức trước khủng hoảng. Tăng trưởng kinh tế Nga đến cuối năm được dự báo sẽ đạt khoảng 4%.
Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng nay, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia yêu cầu Bộ Y tế tăng cường các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19; Đồng thời thống kê tất cả vật tư, trang thiết bị cần mua phục vụ công tác phòng chống dịch. Những thiết bị mà ngân sách Nhà nước có thể đảm bảo thì tiến hành mua ngay. Về những bất cập trong quy định hiện hành, ngày mai Bộ Y tế phải có văn bản trình Chính phủ để có Nghị quyết về vấn đề này.
Đang phát
Live