Bài học nào xử lý vi phạm trên không gian mạng: Nhìn từ những vụ xử phạt kênh Youtube độc hại với trẻ em?- Tạp chí âm nhạc Quốc tế: Sự trở lại của Hoàng tử nhạc pop” nước Anh Shayne Ward sau nhiều năm vắng bóng.- Tấm gương sáng về tinh thần đồng cam cộng khổ, lá lành đùm lá rách.
Sáng nay (24/6) ngày đầu tiên TP.HCM bắt buộc người dân khai báo y tế điện tử trên diện rộng, nhưng vẫn có nơi chưa biết có quy định mới này
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thế, thiết thực. Trong bối cảnh hiện nay, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân là rất quan trọng.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Phú Yên - Khánh Hòa: Liên kết để tạo động lực mới trong phát triển.
Khánh Hòa điều chỉnh quy hoạch, xây dựng cơ chế đặc thù phát triển khu kinh tế Vân Phong để đạt mục tiêu trở thành động lực cho cả khu vực.- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đón nhận khai thác dòng khí đầu tiên mỏ Sư Tử Trắng, đánh dấu việc đưa công trình vào khai thác vượt tiến độ 16 ngày so với kế hoạch.- Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về tình hình ở Myanmar, hối thúc quân đội nước này ngừng các hành vi bạo lực trong việc đối phó những người biểu tình ôn hòa.- Nhiều nước phải dừng tiêm chủng vaccine mũi 2 ngừa covid 19 do thiếu nguồn cung.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến còn phức tạp, để thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép”, cùng với thúc đẩy xuất khẩu, thì tăng cường, nâng cao hiệu quả đầu tư công là giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không chỉ năm 2021 này, mà giai đoạn trung hạn 5 năm 2021-2025. Qua nhiều hội nghị hội thảỏ, những mặt được tromg triển khai cách kế hoạch đầu tư công, cũng như hạn chế đã được đề cập, mổ xẻ. Căn bệnh “kinh niên” về giải ngân chậm- đã được khắc phục phần nào, như chúng ta đã chứng kiến, từ kết quả của năm 2020- nhưng vẫn còn tiếp diễn, cụ thể qua tiến độ giải ngân 5 tháng đầu năm. Giải pháp nào nâng cao hiệu quả đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế? Cùng bàn nội dung này với khách mời là GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, người vừa tái trúng cử đại biểu quốc hội khóa 15.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình dịch COVID-19 và nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới.- Bộ Y tế chính thức phê duyệt thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc xin Nanocovax.- Bộ Tài chính quyết định thanh tra hành chính Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh do tình trạng ngẽn lệnh giao dịch kéo dài gây thiệt hại về kinh tế và làm mất lòng tin của các nhà đầu tư.- Làm sao để ngăn chặn và xử lý các cá nhân lợi dụng quyền tự do dân chủ để công khai đả kích, xúc phạm và thách thức người khác trên các trang mạng xã hội.- Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (gọi tắt là G7) cam kết viện trợ 1 tỷ liều vắc xin phòng COVID-19 cho các nước nghèo trong hội nghị thượng đỉnh khai mạc tại Anh.- Trung Quốc chính thức thông qua luật chống các lệnh trừng phạt của nước ngoài.
Trong Nghị quyết phiên họp CP thường kỳ tháng 5/2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng Đề án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và rà soát, cập nhật kịch bản tăng trưởng, báo cáo Chính phủ trong tháng 6 năm 2021. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công 5 tháng đầu năm rất chậm (chỉ đạt 22% kế hoạch). Giá các loại vật liệu xây dựng liên tục tăng cao; thì từ cuối tháng 4, đợt dịch covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục ảnh hưởng lớn. Vậy đâu là dư địa cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm cần được điều chỉnh trước các diễn biến này? TS Nguyễn Đình Cung – Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, bàn luận vấn đề này.
Tại đợt dịch lần này, có những ổ dịch như ở Việt Yên, Bắc Giang và Thuận Thành, Bắc Ninh, sau hơn 1 tháng vẫn ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Dịch “lai rai” trong thời gian dài cho thấy, việc thực hiện các quy định trong vùng phong tỏa chưa nghiêm hoặc có sơ hở ở một công đoạn nào đó. Trong quá trình phân tích, các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia và chuyên gia y tế đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể làm lây nhiễm chéo Covid-19.
- Hưng Yên: Các dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của các doanh nghiệp - Công tác bảo vệ môi trường chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - Giải đáp thắc mắc môi trường
Đang phát
Live