Từ 5/7/2021, TPHCM chính thức cho phép bán căn hộ rộng chỉ từ 25m2.- Những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh dịch bệnh.-Liên kết các sàn thương mại điện tử - đa dạng kênh tiêu thụ hàng Việt
Trong bài viết mới đây của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng bí thư nêu rõ: Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Đánh giá cao bài viết của Tổng bí thư, các chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu luận giải cụ thể hơn về nhận định này. Ghi nhận của phóng viên Ngọc Diệu.
- Tăng trưởng tín dụng khởi sắc.- Cần các giải pháp hỗ trợ thiết thực hơn cho doanh nghiệp.-Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đề xuất được ưu tiên mua vaccine cho cán bộ công nhân viên, người lao động.- Giá vật liệu xây dựng tăng-Hàng loạt công trình có nguy cơ chậm tiến độ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi Thư chúc mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam.- Bộ Y tế thông báo, nước ta đã đàm phán được 170 triệu liều vaccine ngừa COVID-19. Trong khi đó, Việt Nam sẽ là một trong những nước được ưu tiên nhận 25 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Mỹ.- Bộ Công Thương khẳng định, không có ý định lập Quỹ bình ổn giá thép, trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng này tăng phi mã, ảnh hưởng lớn đến nhiều doanh nghiệp và tiến độ xây dựng các công trình.- Hôm nay, các đặc phái viên ASEAN có cuộc gặp lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hơn 4 tháng qua tại quốc gia Đông Nam Á này.- Nga tiến tới không dự trữ đồng đôla Mỹ trong 1 tháng nữa.
Từ ngày 2-5/6, tại thành phố Saint Petersburg, Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg 2021 lần thứ 24 (SPIEF-2021) để thảo các vấn đề của nền kinh tế toàn cầu và Nga, các vấn đề xã hội và phát triển công nghệ. Đây là lần đầu Diễn đàn được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kể từ khi bùng phát dịch Covid-19.
Nền kinh tế Australia đang tiếp tục phục hồi vững chắc với mức tăng trưởng đạt 1,8% trong quý I, vượt trội so với 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7).
Bitcoin và các đồng tiền điện tử lớn khác đồng loạt mất giá sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra quan điểm không chấp nhận dạng thức thanh toán bằng tiền số. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc siết chặt các quy định liên quan đến tiền ảo, một lĩnh vực kinh doanh lớn ở nước này và chiếm tới 70% nguồn cung Bitcoin toàn cầu. Trung Quốc không công nhận tiền điện tử là một đồng tiền hợp pháp và hệ thống ngân hàng không chấp nhận tiền điện tử hoặc cung cấp các dịch vụ có liên quan. Lý do đằng sau quyết định này và tác động của nó đến thị trường tiền ảo là những nội dung chúng tôi đề cập trong 10p Sự kiện luận bàn hôm nay.
Từ sau kết quả tăng trưởng quý I, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước… là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu cập nhật tình hình kinh tế nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không?
Tác động của đợt dịch lần thứ 4 – Thách thức mục tiêu tăng trưởng 2021.- Chính trường Israel trước thời hạn chót thành lập chính phủ.- Hải Dương: Tết thiếu nhi đặc biệt trong khu phong tỏa.- Doanh nghiệp trẻ Tiền Giang nỗ lực “giải cứu” trái cây dội hàng trước đại dịch bùng phát.- Giới thiệu công nghệ “Khôi phục một phần thị lực cho người khiếm thị nhờ liệu pháp gene từ tảo.
Từ sau kết quả tăng trưởng Quý 1, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị: “Nỗ lực kéo giảm sự lây lan của dịch bệnh; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh; nâng cao chất lượng bộ máy quản lý nhà nước…là những giải pháp cần quan tâm, đặc biệt từ cấp địa phương - trên tinh thần tôn trọng các xu thế phát triển mới, tôn trọng thị trường nhiều hơn và đặt người dân vào trung tâm. Có như vậy, kinh tế đất nước mới sớm phục hồi và phục hồi bền vững sau đại dịch”. Điều này có trở thành hiện thực hay không, đặc biệt sau tác động của đợt dịch lần thứ 4? Những số liệu tình hình kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm vừa được công bố nói lên điều gì, có thách thức mục tiêu tăng trưởng cả năm hay không? Câu chuyện thời sự hôm nay, chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Quản lý Kinh tế (Economica Việt Nam) đóng góp ý kiến về nội dung này.
Đang phát
Live