Dịch bệnh Covid-19 kéo dài 2 năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động. Cùng với quyết sách mạnh mẽ, kịp thời của Chính phủ, các cấp, ngành cũng đã tích cực triển khai nhanh chóng các giải pháp cụ thể, hiệu quả để người lao động sớm ổn định cuộc sống. Trung tâm Dịch vụ việc làm của các tỉnh, thành phố là một trong những đơn vị trực tiếp triển khai chính sách hỗ trợ người lao động trong việc giải quyết chính sách Bảo hiểm thất nghiệp, kết nối tìm việc làm mới, đào tạo nghề
Chỉ còn 1 tuần nữa, chúng ta sẽ bước sang năm mới 2022. Nhìn lại năm qua, có thể thấy đây là một năm đầy khó khăn và khắc nghiệt với nhiều công nhân và người lao động. Đã có hàng triệu người bị mất việc làm; hàng chục triệu người lao động khác công việc bị gián đoạn, thu nhập giảm, cuộc sống bị đảo lộn vì dịch covid 19. Nhưng trong khó khăn đã sáng lên tình yêu thương, đùm bọc, sự hỗ trợ, giúp đỡ của công đoàn và nhiều tổ chức đoàn thể. Cùng bàn luận chủ đề: Công đoàn: bạn tâm giao của công nhân, người lao động với khách mời là ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Một yêu cầu đang đặt ra hiện nay là nhu cầu lao động có kĩ năng sẽ tăng cao, trong khi nhu cầu với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp sẽ giảm. Do vậy, để tái cấu trúc nền kinh tế trong gian đoạn 2021-2025, các chuyên gia kinh tế cho rằng, bên cạnh việc hướng đến phát triển kinh tế xanh, bền vững và kinh tế số, các doanh nghiệp phải chú trọng đến chiến lược và lộ trình phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, phải gắn kết, đồng hành với hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong đào tạo bồi dưỡng nhân lực có kỹ năng nghề.
Ảnh hưởng từ làn sóng Covid 19 lần thứ 4 đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về dứt gẫy chuỗi cung ứng, nguồn lao động... Nhưng để duy trì sản xuất, đến thời điểm này các doanh nghiệp đã chủ động lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới và xây dựng nhiều chế độ ưu đãi đến vấn đề an sinh, phúc lợi nhằm tạo thuận lợi để người lao động yên tâm quay trở lại làm việc.
- Thị trường du lịch 2022: Du lịch “xanh” nhiều triển vọng- Chăm lo đời sống người lao động – trách nhiệm doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững- PV ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội logistics Việt Nam, Phó TGĐ VIMC về chính sách chăm lo cho lực lượng lao động thuyền viên của Việt Nam
- Chính sách định canh, định cư tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.- Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển thị trường lao động hiện đại và hội nhập.
Gần 2 tháng nữa là đến Tết cổ truyền. Như thường lệ, khoảng thời gian gần Tết, nội dung nhiều người quan tâm là “lương, thưởng”. Nhiều năm trước, nhiều người quan tâm mức chênh lệch lương, thưởng giữa các doanh nghiệp cùng khối ngành, chênh lệch lương, thưởng giữa các ngành nghề, lĩnh vực với nhau. Năm 2020 vừa qua - năm đầu tiên chịu tác động đa chiều từ đại dịch, nhiều người quan tâm quy định mới “doanh nghiệp được thưởng bằng hiện vật”. Năm nay, theo ghi nhận của phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, đây là vấn đề nan giải, đặc biệt với giới doanh nghiệp và người lao động các tỉnh phía Nam.
Bảo hiểm Xã hội thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã giải quyết hơn 95.000 hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần với số tiền chi trả là hơn 6.000 tỷ đồng. Tính chung cả nước, đến hết tháng 10/2021, có hơn 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng gấp 1,5 lần. Bối cảnh khó khăn do đại dịch là nguyên nhân cơ bản song thực tế này khiến đặt ra câu hỏi tại sao chính sách bảo hiểm xã hội chưa đủ sức níu kéo người lao động? Vậy chính sách bảo hiểm xã hội cần được điều chỉnh như thế nào để khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam sẽ bàn luận rõ hơn về nội dung này.
Dịch Covid-19 tác động mạnh đến quá trình dịch chuyển lao động phổ thông, lao động từ vùng dịch trở về. Tỉnh Thừa Thiên Huế đang rà soát số lượng lao động bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhất là lao động trở về từ vùng dịch. Trên cơ sở đó, căn cứ nhu cầu, tay nghề của người lao động để phối hợp với các doanh nghiệp giải quyết việc làm cho họ. Bên cạnh đó, địa phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách để hỗ trợ người lao động học nghề, chuyển đổi việc làm phù hợp, bảo đảm ổn định đời sống:
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn (gọi tắt là Đề án 1956) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cách đây hơn 10 năm. Triển khai Đề án, cơ quan chức năng hy vọng bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động; chuyển hướng từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo, sang đào tạo theo nhu cầu của người lao động và thị trường; gắn đào tạo nghề với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của từng vùng, từng ngành, từng địa phương. Cùng gặp gỡ-trao đổi với đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nhìn lại hoạt động này hơn 10 năm qua.
Đang phát
Live