VOV1 - Bộ Công an cho biết, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ lừa đảo trực tuyến, tổng số thiệt hại lên tới 12.000 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây cho thấy 70% người dân từng tiếp xúc với ít nhất một cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo mỗi tháng:
VOV1 - Bộ Công an cho biết, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ lừa đảo trực tuyến, tổng số thiệt hại lên tới 12.000 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây cho thấy 70% người dân từng tiếp xúc với ít nhất một cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo mỗi tháng:
Hơn 120 cuộc kết nối giữa startup Việt với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, với tổng số vốn quan tâm đầu tư lên đến 14 triệu USD tại Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam- Techfest 2020, cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư không hề giảm đi, cơ hội và nguồn lực dành cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển. Thúc đẩy hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, nhìn từ Techfest Việt Nam 2020 cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
- Phát triển thành phố thông minh - Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. -Phát triển hạ tầng kinh tế số, xã hội số - Bảo vệ chủ quyền số quốc gia.
-Phát triển thành phố thông minh - Giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. -Hoàn thiện bộ máy nguồn nhân lực an toàn thông tin từ Trung ương đến địa phương.
Với các quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế như Việt Nam, bên cạnh việc tập trung cho nghiên cứu làm chủ một số công nghệ nền tảng trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của quốc gia như an ninh quốc phòng, những công nghệ gắn với yếu tố dân sinh… thì một trong những hướng đi để nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng tăng trưởng đó là khai thác, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. “Tạo kênh kết nối, chuyển giao công nghệ giữa Việt Nam và quốc tế để nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng” là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
- Đảm bảo an toàn, an ninh mạng trong kỷ nguyên Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn. - Cảnh giác với mã độc khi làm việc trực tuyến
- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng khi diễn ra các sự kiện quan trọng. - Thực trạng, nhu cầu thị trường sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin mạng Việt Nam.
Năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) của một quốc gia phải dựa trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ (KHCN) của quốc gia đó, trong đó thị trường KHCN là khâu then chốt, cầu nối giữa cung và cầu để chuyển những thành quả KHCN vào thực tiễn phát triển kinh tế. Tại Việt Nam, dù được đánh giá là mới, nhưng thời gian qua, cùng với các giải pháp thúc đẩy thị trường KHCN phát triển, các hoạt động kết nối cung- cầu công nghệ, chuyển giao và đổi mới công nghệ đã diễn ra sôi động, và tạo được dấu ấn riêng. “Phát triển thị trường KHCN trong kỷ nguyên 4.0- giải pháp nào cho Việt Nam?” là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
- Hạ tầng số, công nghệ số - Nền tảng thiết yếu xây dựng đô thị thông minh - Công tác bảo đảm an toàn thông tin trọng yếu quốc gia
- Hạ tầng số, công nghệ số - Nền tảng thiết yếu cho xây dựng đô thị thông minh - Công tác điều phối, ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, để phát triển, không còn con đường nào khác- buộc doanh nghiệp phải đầu tư cho KHCN và đổi mới sáng tạo. Rất nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này, đã và đang triển khai các hoạt động đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thông qua việc nhận chuyển giao các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học. Nhiều công nghệ sau khi được chuyển giao đã phát huy hiệu quả, phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Mặc dù mang lại hiệu quả vô cùng lớn, nhưng cũng có một thực tế là việc chuyển giao, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại. Câu chuyện “gắn kết nhà khoa học với doanh nghiệp” (tức bên cung và bên cầu công nghệ) dù đã được bàn nhiều, nhưng dường như vẫn còn khoảng cách không nhỏ. Vậy làm sao để thúc đẩy mối liên kết nhà khoa học- doanh nghiệp, để từ đó phát triển thị trường KHCN và xa hơn – giúp nâng cao trình độ KHCN ở Việt Nam?