Giải pháp nào giúp doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế? (20/6/2020)

Giải pháp nào giúp doanh nghiệp chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối thị trường quốc tế? (20/6/2020)

Với các quốc gia có trình độ khoa học công nghệ đang phát triển như Việt Nam, tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước trên thế giới được xem là “bí quyết” nhanh nhất để thành công. Tuy vậy, cũng có một thực tế là khi tiến hành chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam thường “lép vế” trước các đối tác nước ngoài, hoạt động chuyển giao gặp nhiều khó khăn. Vậy đó là những khó khăn gì và giải pháp nào giúp các doanh nghiệp Việt Nam chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư và kết nối với thị trường quốc tế thành công?

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo an toàn - an ninh mạng (13/6/2020)

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo an toàn - an ninh mạng (13/6/2020)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây là một văn bản quan trọng, xác định tầm nhìn, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho chuyển đổi số quốc gia Việt Nam. Những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia được yêu cầu tập trung vào Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số và Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

Giải pháp nào để hỗ trợ startup Việt vượt qua khó khăn, bứt phá vươn lên sau dịch? (6/6/2020)

Giải pháp nào để hỗ trợ startup Việt vượt qua khó khăn, bứt phá vươn lên sau dịch? (6/6/2020)

Dịch COVID-19 bùng phát, khiến hầu hết các doanh nghiệp đều gặp ít nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp – các startup còn khá non trẻ. Nhưng cũng chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, thì cũng có không ít startup tìm được hướng đi mới, biến “nguy” thành “cơ”. Tuy vậy, để các startup Việt vượt qua khó khăn, thậm chí là có thể bứt phá vươn lên sau dịch thì bên cạnh sự “tự thân vận động” của mỗi startup, cũng rất cần những cơ chế chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng hỗ trợ khởi nghiệp. “Giải pháp nào để hỗ trợ startup vượt qua khó khăn, bứt phá sau dịch?” sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.

Tạo điều kiện cho nhà khoa học trẻ thúc đẩy nghiên cứu - nhìn từ Giải thưởng Tạ Quang Bửu (23/5/2020)

Tạo điều kiện cho nhà khoa học trẻ thúc đẩy nghiên cứu - nhìn từ Giải thưởng Tạ Quang Bửu (23/5/2020)

Giải thưởng Tạ Quang Bửu là giải thưởng nhằm tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Đây là giải thưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhà khoa học, đặc biệt là đối với các nhà khoa học trẻ tuổi. Bởi đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực nghiên cứu mà còn góp phần động viên, khuyến khích những người trẻ gây dựng sự nghiệp nghiên cứu ngay trên chính quê hương mình và đóng góp cho khoa học Việt Nam.

Doanh nghiệp Fintech cần Khung chính sách thử nghiệm - Góp phần hạn chế các rủi ro khi cho vay online (16/5/2020)

Doanh nghiệp Fintech cần Khung chính sách thử nghiệm - Góp phần hạn chế các rủi ro khi cho vay online (16/5/2020)

Với nhiều biến tướng trong mô hình kết nối người có nhu cầu vay tiền với người có tiền cần cho vay, thời gian gần đây hàng loạt ứng dụng cho vay trực tuyến (nhưng đăng kí kinh doanh từ các nước khác) đã tràn vào nước ta. Đây là các mô hình cho vay ngang hàng như kiểu kết nối giữa người lái xe với người có nhu cầu đi xe, được gọi là Peer to Peer (P2P) Lending. Điều đáng nói là các mô hình cho vay ngang hàng này đang xuất hiện ngày càng nhiều, khó kiểm soát và gây ra nhiều rủi ro cho người cần vay tiền, thậm chí cả người có tiền cho vay.

Startup Việt ứng phó với COVID-19: Trong nguy có cơ (9/5/2020)

Startup Việt ứng phó với COVID-19: Trong nguy có cơ (9/5/2020)

Đại dịch COVID-19 được giới chuyên gia nhận định là liều thuốc thử đối với khả năng “sinh tồn” của hầu hết các ngành, doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, mọi cuộc khủng hoảng luôn ẩn chứa những cơ hội nếu biết nắm bắt và thích ứng.

Tăng cường cung cấp dịch vụ công, góp phần thực hiện phòng chống dịch Covid-19 (18/4/2020)

Tăng cường cung cấp dịch vụ công, góp phần thực hiện phòng chống dịch Covid-19 (18/4/2020)

Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 cho phép người dân, doanh nghiệp có thể gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ; có thể thanh toán lệ phí trực tuyến và chờ nhận kết quả trực tuyến hoặc bằng đường bưu điện. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong thời gian giãn cách xã hội đang đem lại hiệu quả cao trong việc tránh tiếp xúc gần, nhất là tại 12 tỉnh, thành phố thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cao (đang tiếp tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội đến ngày 22/4).