Mạng 5G - Hạ tầng công nghệ phục vụ thiết bị IOT cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nền tảng số (4/4/2020)

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế đã lựa chọn và công bố 5 băng tần dùng cho công nghệ di động không dây thế hệ thứ 5 - gọi tắt là 5G. Công nghệ 5G sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng không chỉ riêng viễn thông, mà sẽ tác động hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Dự kiến, đến năm 2025, số lượng kết nối 5G tại khu vực châu Á sẽ có thể đứng đầu thế giới, chiếm hơn 50% kết nối 5G toàn cầu. Do đó, để có thể giữ vững thị trường 5G, thì cùng với việc sản xuất những thiết bị kết nối 5G, các doanh nghiệp Việt cần quan tâm phát triển hệ sinh thái 5G, với những ứng dụng hữu ích đóng vai trò quan trọng trong đời sống, giúp kết nối vạn vật với Internet và đem lại doanh thu phát triển nền kinh tế số. Khi đó, cơ sở hạ tầng viễn thông Internet sẽ không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà còn là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Do đó, để công nghệ 5G có thể trở thành hạ tầng công nghệ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nền tảng số, thì cần sự chuyển đổi số của từng cá nhân, doanh nghiệp, từng ngành từng lĩnh vực.

Mạng 5G - Hạ tầng công nghệ phục vụ thiết bị IOT cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nền tảng số (4/4/2020)

Mạng 5G - Hạ tầng công nghệ phục vụ thiết bị IOT cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nền tảng số (4/4/2020)

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết tại Hội nghị Thông tin vô tuyến thế giới, Liên minh Viễn thông quốc tế đã lựa chọn và công bố 5 băng tần dùng cho công nghệ di động không dây thế hệ thứ 5 - gọi tắt là 5G. Công nghệ 5G sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng sâu rộng không chỉ riêng viễn thông, mà sẽ tác động hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Dự kiến, đến năm 2025, số lượng kết nối 5G tại khu vực châu Á sẽ có thể đứng đầu thế giới, chiếm hơn 50% kết nối 5G toàn cầu. Do đó, để có thể giữ vững thị trường 5G, thì cùng với việc sản xuất những thiết bị kết nối 5G, các doanh nghiệp Việt cần quan tâm phát triển hệ sinh thái 5G, với những ứng dụng hữu ích đóng vai trò quan trọng trong đời sống, giúp kết nối vạn vật với Internet và đem lại doanh thu phát triển nền kinh tế số. Khi đó, cơ sở hạ tầng viễn thông Internet sẽ không chỉ là cơ sở hạ tầng truyền thông, mà còn là hạ tầng của nền kinh tế số, xã hội số. Do đó, để công nghệ 5G có thể trở thành hạ tầng công nghệ thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nền tảng số, thì cần sự chuyển đổi số của từng cá nhân, doanh nghiệp, từng ngành từng lĩnh vực.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 (28/3/2020)

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 (28/3/2020)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc sống, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp đã được nhiều địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp,... đẩy mạnh thực hiện. Đặc biệt, người dân khi sử dụng các tiện ích thông qua các ứng dụng, các dịch vụ trực tuyến... còn có thể hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp, giảm thời gian chờ đợi ở những nơi đông người,... cũng là những giải pháp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Cùng tìm hiểu một số cách thức đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2.

Việt Nam chế tạo thành công Kit chẩn đoán Covid-19 (7/3/2020)

Việt Nam chế tạo thành công Kit chẩn đoán Covid-19 (7/3/2020)

Nhiều hướng nghiên cứu đã được giới khoa học Việt Nam triển khai, ngay sau khi dịch Covid-19 khởi phát. Và một trong những hướng nghiên cứu đó là chế tạo bộ Kit chẩn đoán Covid-19. Một trong những sự kiện khoa học công nghệ nổi bật tuần qua đó là các nhà khoa học Việt Nam đã công bố chế tạo thành công Kit chẩn đoán Covid-19, theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Thành công này đưa Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia làm chủ công nghệ này.

Giới khoa học Việt Nam vào cuộc triển khai các hướng nghiên cứu để phòng chống dịch Covid-19 (15/2/2020)

Giới khoa học Việt Nam vào cuộc triển khai các hướng nghiên cứu để phòng chống dịch Covid-19 (15/2/2020)

Trước tình hình dịch Covid-19, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp mạnh mẽ, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để ngăn chặn dịch. Các chuyên gia nghiên cứu tại các đơn vị ở Việt Nam như Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Học viện Quân y, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh… đã chủ động kết nối với các đồng nghiệp quốc tế ở Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ… để cập nhật những thông tin mới nhất. Các nhà khoa học trong nước cũng đã bắt tay triển khai ngay các đề tài, dự án nghiên cứu để nhanh chóng “giải mã” được dịch bệnh nguy hiểm này.