VOV1 - Bộ Công an cho biết, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ lừa đảo trực tuyến, tổng số thiệt hại lên tới 12.000 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây cho thấy 70% người dân từng tiếp xúc với ít nhất một cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo mỗi tháng:
VOV1 - Bộ Công an cho biết, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ lừa đảo trực tuyến, tổng số thiệt hại lên tới 12.000 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây cho thấy 70% người dân từng tiếp xúc với ít nhất một cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo mỗi tháng:
Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh và không bị tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ 4.0. Quan trọng hơn, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như hiện nay, thì ứng dụng trí tuệ nhân tạo còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi các hoạt động trong thời gian dịch bệnh và sau dịch, do giảm chi phí và thời gian đi lại, thu hút thêm khách hàng…
Ban Cơ yếu Chính phủ đánh giá, yếu tố con người quyết định 70% tính bảo đảm an toàn thông tin, nên người đứng đầu các cơ quan, tổ chức quan tâm bảo đảm an toàn thông tin, sẽ không ngại đầu tư kinh phí, để có thể ứng dụng các giải pháp bảo mật. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử, an toàn thông tin không chỉ là viên gạch nền móng, mà việc nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng cần được quan tâm.
Hiện Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là lực lượng được kỳ vọng sẽ mang đến sức bật cho nền kinh tế trong tương lai. Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhiều doanh nghiệp thậm chí đã phải đóng cửa- tuyên bố phá sản… thì các startup Việt vẫn có sự phát triển, dù cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Hàng loạt tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh Covid-19 được dịp “quay trở lại”, khi các ca nhiễm virus SARS CoV 2 xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố ở nước ta. Thậm chí có những tài khoản mạng xã hội của người nổi tiếng cũng chia sẻ thông tin không chính xác, đã bị phạt 7,5 triệu đồng cùng với yêu cầu phải gỡ thông tin sai sự thật, đăng thông tin cải chính.
Việt Nam là nước có nhiều sản phẩm đặc sản nông sản. Do vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản có tác động không nhỏ tới giá trị của sản phẩm, giúp người nông dân có thể bán được nông sản với giá cao hơn…Bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý - giúp nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam là nội dung BTV Đài TNVN chuyển đến quý vị và các bạn:
- Nguy cơ mất an toàn thông tin đối với các thiết bị kết nối Internet vạn vật IoT.- Các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin đối với các thiết bị IoT.
- Các nguy cơ mất an toàn thông tin trên môi trường mạng.- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt đã nêu rõ hàng loạt thách thức, mà Việt Nam cần khắc phục để có thể biến thành cơ hội phát triển. Trong đó, cũng nêu ra những nhiệm vụ cơ bản trong quá trình Chuyển đổi số quốc gia như: Chuyển đổi nhận thức, Kiến tạo thể chế, Phát triển hạ tầng số, Phát triển nền tảng số, Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số.
Chiến lược Phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đặt mục tiêu, đến năm 2020, nước ta có khoảng 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, đến thời điểm này, thống kê của ngành khoa học cho thấy, chúng ta mới chỉ có hơn 460 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và vài chục doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao- tức chỉ bằng khoảng 1/10 mục tiêu đã đề ra. Vậy, nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu, và liệu mục tiêu có 5.000 doanh nghiệp khoa học công nghệ vào cuối năm nay liệu có đạt được?
Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước mới được Chính phủ ban hành ngày 9/4 và vừa có hiệu lực từ ngày 25/5. Theo Cục Tin học hóa, đây là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Cùng với việc lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng dữ liệu số là nền tảng thiết yếu trong quá trình xây dựng Chính phủ số, nên cần đẩy nhanh sự phát triển của các nền tảng dữ liệu số.