Làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh - Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ chinh phục vũ trụ (04/09/2021)

Làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh - Việt Nam hiện thực hoá giấc mơ chinh phục vũ trụ (04/09/2021)

-Công nghệ vũ trụ được coi là biểu tượng sức mạnh công nghệ cao của mỗi quốc gia. Đây là một ngành công nghệ cao, được tích hợp từ nhiều ngành khoa học khác nhau, nhằm chế tạo, điều khiển và khai thác ứng dụng các phương tiện như vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, tên lửa, trạm mặt đất..., góp phần cảnh báo sớm thảm họa thiên tai, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, và quản lý lãnh thổ... - Với xu thế phát triển của khoa học hiện nay, công nghệ vũ trụ được xác định là một trong những công nghệ ưu tiên cần phát triển và Việt Nam cũng nằm trong xu thế này. Trên thực tế, những năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu tăng tốc để có thể chạm được vào “địa hạt” của công nghệ vũ trụ- lĩnh vực công nghệ hiện đại nhất hiện nay.

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Chủ động phòng tránh trên những nền tảng xuyên biên giới (28/08/2021)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân - Chủ động phòng tránh trên những nền tảng xuyên biên giới (28/08/2021)

Bảo vệ dữ liệu cá nhân, đặc biệt là các loại dữ liệu cá nhân xuyên biên giới ở nước ta đang đặt ra nhiều thách thức về chính sách - pháp lý, trong đó cần quan tâm đến các vấn đề như an ninh mạng, bảo vệ quyền riêng tư, khả năng thực thi pháp luật khi các vi phạm xảy ra từ các nền tảng xuyên biên giới. Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - cho biết: Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 nước có lượng dữ liệu luân chuyển xuyên biên giới lớn nhất trên thế giới. Xu thế này phản ánh một cách tích cực tiềm năng và cơ hội của Việt Nam, nhưng cũng đem tới nhiều thách thức trong bảo vệ an toàn dữ liệu cho người sử dụng cũng như quyền riêng tư của mỗi người. Do đó, cần chủ động bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các nền tảng xuyên biên giới.

Starup Việt trong bối cảnh đại dịch: tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững? (21/08/2021)

Starup Việt trong bối cảnh đại dịch: tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững? (21/08/2021)

- COVID-19 khiến cho 3/4 startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng để đi được đường dài, startup Việt nên phát triển theo hướng nào- tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững? Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.

Cảnh báo tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến gia tăng trong dịch Covid-19 (07/08/2021)

Cảnh báo tấn công mạng và lừa đảo trực tuyến gia tăng trong dịch Covid-19 (07/08/2021)

Trong khi tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, thì trên môi trường mạng đang xuất hiện thêm nhiều chiêu trò lợi dụng dịch bệnh, để lừa đảo người sử dụng. Hiện có hơn 70% dân số sử dụng Internet, khoảng 72 triệu người dùng mạng xã hội, nên lừa đảo trên môi trường mạng giờ đây đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều người. Đặc điểm chung của các kiểu lừa đảo trực tuyến là lợi dụng thông tin cá nhân, tìm nhiều cách chiếm đoạt tiền và tài sản của người sử dụng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI- Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trên thế giới (31/07/2021)

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI- Từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trên thế giới (31/07/2021)

- Nếu như trước đây, trí tuệ nhân tạo AI được xếp là một ngành khoa học hàn lâm, chưa có nhiều ứng dụng, thì gần đây, với sự phát triển của công nghệ, AI đã gần gũi với cuộc sống hơn, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống. - Tại Việt Nam, trải qua gần hai năm dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là ở đợt bùng phát lần thứ 4 này, công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng, giúp giảm gánh nặng cho đội ngũ y tế, lực lượng phòng, chống dịch thông qua các ứng dụng thiết thực. - Thưa quý vị! Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số, AI sẽ là công nghệ cốt lõi cùng với các công nghệ số khác, cho phép Việt Nam thực hiện được công cuộc chuyển đổi số quốc gia. - Thời gian qua, AI phát triển nhanh nhờ tính ứng dụng trong lĩnh vực đời sống. Và cũng xuất phát từ đó, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Xiết chặt quản lý hoạt động của các mạng xã hội - Người dùng phải chia sẻ thông tin có trách nhiệm (24/07/2021)

Xiết chặt quản lý hoạt động của các mạng xã hội - Người dùng phải chia sẻ thông tin có trách nhiệm (24/07/2021)

Tung tin giật gân, tin giả về dịch bệnh Covid-19 đang được các đơn vị chức năng ví như một “bệnh dịch” cần phải tăng cường xử lý, để hạn chế sự lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận. Ông Vũ Thế Bình - Giám đốc Công ty Net Nam, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam - nhấn mạnh: "Những tin tức được chia sẻ trên mạng xã hội rất nhiều và từ nhiều nguồn khác nhau, trong số đó có không ít tin giả và tin xấu về dịch bệnh, nhằm gây sự chú ý của mọi người. Với tốc độ lan truyền của mạng xã hội, thì nếu người dân không tỉnh táo và không phân biệt được thật - giả, thì những tin đó có thể tác động rất tiêu cực đến công tác phòng chống dịch Covid-19". Chương trình sẽ gợi ý một số cách phân biệt tin thật – tin giả trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, người sử dụng các mạng xã hội cũng cần thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hạn chế lan truyền những thông tin sai sự thật.

Việt Nam thuộc Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng - Nền tảng chuyển đổi số quốc gia có thực sự vững chắc? (17/07/2021)

Việt Nam thuộc Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng - Nền tảng chuyển đổi số quốc gia có thực sự vững chắc? (17/07/2021)

Dịch Covid-19 khiến nhiều nơi phải giãn cách xã hội, nhiều cửa hàng ăn uống chuyển sang bán hàng đem về… song lại giúp cho nhiều ứng dụng trên điện thoại tăng trưởng nhanh chóng, nâng cao số lượng người sử dụng, góp phần chuyển đổi số nhanh hơn. Mới đây, Tổ chức Viễn thông quốc tế công bố báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu cho thấy, Việt Nam đã vươn lên, xếp trong Top 25 quốc gia an toàn, an ninh mạng trên thế giới. Tuy nhiên, các chuyên gia an ninh mạng cho rằng, những thách thức đặt ra khi ứng dụng công nghệ số lại chính là vấn đề bảo mật, an toàn thông tin của mỗi cá nhân khi sử dụng công nghệ số, bởi tội phạm mạng rất tinh vi, tấn công không để lại dấu vết. Vậy đâu là những giải pháp góp phần bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho người sử dụng trong quá trình chuyển đổi số?

Khởi nghiệp công nghệ lĩnh vực bất động sản, xây dựng và công nghiệp- startup Việt đón đầu xu thế (10/07/2021)

Khởi nghiệp công nghệ lĩnh vực bất động sản, xây dựng và công nghiệp- startup Việt đón đầu xu thế (10/07/2021)

- Thời gian qua, hẳn nhiều người đã khá quen thuộc với khái niệm FinTech- công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thế còn PropTech thì sao?- hẳn không ít người sẽ không biết về khái niệm này. - PropTech (property technology) là việc sử dụng công nghệ thông tin để giúp các cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, giao dịch mua-bán, thuê-cho thuê và quản lý bất động sản. Tương tự như cách FinTech tập trung vào việc sử dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, thì PropTech dùng các công nghệ mới như IoT, bigdata, blockchain… để giải quyết các nhu cầu của ngành bất động sản. - Nắm bắt xu thế công nghệ mới, tại Việt Nam, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ bất động sản đã ra đời và mang đến nhiều sản phẩm mới, làm thay đổi cách thức hoạt động của những mô hình truyền thống. Và startup XIXO- Hệ sinh thái cho ngành xây dựng và bất động sản là một trong số đó.

Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ (03/07/2021)

Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ (03/07/2021)

- Có tới 95% công nghệ được giao dịch-chuyển giao trực tiếp giữa bên cung và bên cầu công nghệ, và chỉ có 5% được thực hiện qua các sàn công nghệ/các tổ chức trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ. “Phát triển các tổ chức trung gian để thúc đẩy thương mại hóa công nghệ” – nội dung này sẽ là điểm nhấn của chương trình Kết nối công nghệ tuần này. - Thông tin về việc các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu xây dựng thành công quy trình tổng hợp thuốc điều trị COVID-19, mở ra cơ hội tự chủ về nguồn nguyên liệu thuốc điều trị sẽ được chuyển tới quý thính giả ở phần sau của chương trình.