VOV1 - Bộ Công an cho biết, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ lừa đảo trực tuyến, tổng số thiệt hại lên tới 12.000 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây cho thấy 70% người dân từng tiếp xúc với ít nhất một cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo mỗi tháng:
VOV1 - Bộ Công an cho biết, trong năm 2024 đã phát hiện hơn 6.000 vụ lừa đảo trực tuyến, tổng số thiệt hại lên tới 12.000 tỷ đồng. Một báo cáo gần đây cho thấy 70% người dân từng tiếp xúc với ít nhất một cuộc gọi hay tin nhắn lừa đảo mỗi tháng:
- Nhân lực số - Thách thức về chất lượng và số lượng. - Ấn Độ lần đầu tiên giới thiệu ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời.
- An toàn thông tin trong chuyển đổi số. - Kon Tum chú trọng an toàn, an ninh thông tin trong chuyển đổi số. - Trải nghiệm thành phố Ai Cập cổ đại qua chuyến hành trình xuyên thời gian và không gian trên vũ trụ ảo.
Năm 2021 qua đi đã để lại nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành nông nghiệp, song đại dịch COVID-19 dường như tạo nên “sức bật” cho quá trình chuyển đổi số ở nông thôn trở nên mạnh mẽ hơn. Điều này được thể hiện rõ nhất khi khoảng 10 triệu dân nông thôn bị giãn cách xã hội vì dịch bệnh, song vẫn có thể kinh doanh nông sản nhờ việc ứng dụng công nghệ. Những nỗ lực chuyển đổi số của thanh niên nông thôn cũng là một trong những cách làm góp phần thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.
1.000 hệ gene người Việt vừa được các nhà khoa học trong nước giải trình tự, thành công này đánh dấu bước ngoặt mới trong hành trình nghiên cứu giải mã bộ gene người Việt. - Việc làm chủ và giải mã thành công hệ gene người Việt sẽ mang đến cho chúng ta những ứng dụng thiết thực như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung này trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Trong làn sóng COVID-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp lao đao, khủng hoảng, thậm chí phá sản,… song các doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển, khi có mức tăng trưởng ấn tượng gần 10%. Tính đến nay, cả nước có khoảng 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, riêng tổng mức doanh thu trong năm nay đã lên tới 135 tỷ đô-la Mỹ. Làm thế nào để các doanh nghiệp công nghệ số trở thành động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi số? Tại Diễn đàn quốc gia Doanh nghiệp Công nghệ số, các doanh nghiệp công nghệ số được giao trọng trách thực hiện các nền tảng số Make in Việt Nam, để tạo thành Hệ sinh thái chuyển đổi số cho người Việt.
Với các quốc gia đang phát triển, nguồn lực còn hạn chế như Việt Nam, thì một trong những hướng đi để nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao chất lượng tăng trưởng đó là khai thác, chuyển giao công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại. - Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường, từ đó giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, đã và đang là nhu cầu bức thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do và doanh nghiệp chịu những tác động nặng nề của COVID-19. Đây cũng là nội dung được đề cập trong Kết nối công nghệ tuần này.
Trong Bảng Xếp hạng Chuyển đổi số cho thấy, các đơn vị cấp tỉnh và cấp bộ dẫn đầu có chỉ số chuyển đổi số cao gấp hơn 2 lần các đơn vị xếp cuối bảng. Tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam 2021, các chuyên gia nhận định: Thách thức trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là với các đơn vị xếp cuối Bảng Xếp hạng Chuyển đổi số là vấn đề nâng cao nhận thức, cũng như đảm bảo an toàn thông tin cho dữ liệu cá nhân.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã vượt ra khỏi khuôn khổ quốc gia để đến Mỹ, Hàn Quốc và Singapore- những quốc gia có hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bậc nhất thế giới. - Các startup Việt cũng bước đầu ghi được dấu ấn trên trường quốc tế với những giải thưởng được vinh danh cao nhất… Nỗ lực đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam vươn ra thế giới. Đây cũng sẽ là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Trong gần 2 năm bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh, sinh viên nhiều nơi vẫn đang học trực tuyến. Không chỉ thiếu thiết bị học tập trực tuyến, hạ tầng kết nối Internet không ổn định,… mà cho đến nay đa phần các nền tảng học trực tuyến vẫn là của nước ngoài, hoặc phát triển theo yêu cầu của từng nhà trường. Vậy đâu là thách thức đối với các giáo viên, học sinh khi học trực tuyến trên các nền tảng số của nước ngoài? Giải pháp nào cho sản phẩm make in Việt Nam có thể phát triển phục vụ cho ngành giáo dục trong quá trình học trực tuyến vẫn có thể kéo dài, khi dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường?
Việc phát triển đô thị thông minh tại nước ta hiện nay như thế nào? Liệu đô thị thông minh có trở thành nhu cầu tất yếu, giúp các tỉnh, thành phố chuyển đổi đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, nhất là đem lại hiệu quả trong quá trình thích ứng, linh hoạt với đại dịch COVID-19? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay: