Đổi mới sáng tạo- động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam (06/11/2021)

Đổi mới sáng tạo- động lực tăng trưởng mới cho Việt Nam (06/11/2021)

Hơn 100.000 doanh nghiệp phải đóng cửa trong năm 2020- con số thống kê này của Tổng cục Thống kê đã phần nào cho thấy những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế. Tuy vậy, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, vẫn có nhiều doanh nghiệp không chỉ trụ vững, mà còn phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều sản phẩm mới… nhờ đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo. - Đổi mới sáng tạo sẽ trở thành chìa khóa để các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vượt qua thách thức, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại Việt Nam như thế nào? Cần tạo động lực ra sao để doanh nghiệp vượt qua khó khăn-thách thức và dám đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển bền vững?.

Triển khai các hướng nghiên cứu giúp Việt Nam thích ứng trong bối cảnh bình thường mới (30/10/2021)

Triển khai các hướng nghiên cứu giúp Việt Nam thích ứng trong bối cảnh bình thường mới (30/10/2021)

Khoa học công nghệ (KHCN) thời gian qua đã và đang có những đóng góp tích cực, hiệu quả cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Tuy vậy, trong giai đoạn mới, Việt Nam cần tiếp tục tập trung hoàn thiện các hướng nghiên cứu đã triển khai và đẩy mạnh các hướng nghiên cứu mới. Giải pháp KHCN phòng chống dịch trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19- là nội dung được chuyển tới quý vị và các bạn trong phần đầu của chương trình Kết nối công nghệ hôm nay. - Tìm hiểu phòng thí nghiệm về các công nghệ 4.0 hoàn chỉnh và hiện đại nhất Đông Nam Á- Viettel Innovation Lab, nơi đưa Việt Nam trở thành số ít các quốc gia trên thế giới vừa làm chủ các thiết bị mạng vừa nghiên cứu về 5G trong phần sau của chương trình.

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp kết nối và liên thông dữ liệu y tế như thế nào? (23/10/2021)

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp kết nối và liên thông dữ liệu y tế như thế nào? (23/10/2021)

Trong suốt 2 năm vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa ứng dụng công nghệ thông tin, quá trình chuyển đổi số của ngành y tế đã đem lại nhiều thành tựu: từ quản trị thông tin bệnh viện, cho tới phát triển thêm nhiều các ứng dụng, các nền tảng công nghệ giúp bệnh nhân có thể kết nối với bác sỹ trong việc chăm sóc sức khoẻ từ xa. Ứng dụng công nghệ thông tin đã đem lại hiệu quả kết nối và liên thông dữ liệu như thế nào cho ngành y tế?

Đổi mới công nghệ- lời giải để doanh nghiệp Việt vượt khó và phục hồi sau dịch. (16/10/2021)

Đổi mới công nghệ- lời giải để doanh nghiệp Việt vượt khó và phục hồi sau dịch. (16/10/2021)

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực tới hầu khắp các ngành, lĩnh vực. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ riêng trong năm ngoái, có gần 102 nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, và tính trung bình mỗi tháng có gần 8.500 doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường- những con số chưa từng có trong 10 năm trở lại đây. - Tuy nhiên, cũng trong bối cảnh khó khăn này, đã có nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển nhờ đầu tư cho khoa học và đổi mới công nghệ. Đáng nói hơn, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng: đổi mới công nghệ giờ đây không đơn thuần là một lựa chọn-muốn hay không muốn, mà là hoạt động tất yếu-bắt buộc để doanh nghiệp phát triển và vươn xa.

Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 - Cộng đồng chung tay tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (09/10/2021)

Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 - Cộng đồng chung tay tìm kiếm lỗ hổng bảo mật (09/10/2021)

Từ khi triển khai Chương trình tìm kiếm lỗ hổng bảo mật cho các nền tảng công nghệ chống dịch, Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia, Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhận được báo cáo về 81 lỗ hổng, điểm yếu trên các nền tảng như tokhaiyte.vn, tiemchungcovid19.gov.vn, ứng dụng Bluezone, ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử… Trong số 81 lỗ hổng được báo cáo trên nền tảng BugRank (https://bugrank.io/user/NCSC/policy), Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng quốc gia đã kiểm tra và xác minh cho thấy, có 44 lỗi được ghi nhận là điểm yếu, lỗ hổng bảo mật: 16 lỗ hổng ở mức nghiêm trọng, 4 lỗi ở mức cao, 10 lỗ hổng ở mức trung bình và 14 lỗ hổng ở mức thấp.

Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo- Việt Nam bắt kịp đà tăng của thế giới (02/10/2021)

Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo- Việt Nam bắt kịp đà tăng của thế giới (02/10/2021)

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO vừa công bố bảng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2021, trong đó nhấn mạnh- Việt Nam là một trong 4 quốc gia có thu nhập trung bình được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng của chỉ số đổi mới sáng tạo trên thế giới. Đây sẽ là nội dung được chúng tôi đề cập trong phần đầu của Kết nối công nghệ tuần này. - Thông tin nhà khoa học Việt Nam chế tạo “mắt thông minh” phòng chống COVID-19 sẽ có ở phần sau của chương trình.

Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 _ Cần sự dẫn dắt của Nhạc trưởng (25/09/2021)

Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 _ Cần sự dẫn dắt của Nhạc trưởng (25/09/2021)

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu.

Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 - Cần có Nhạc trưởng (25/09/2021)

Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 - Cần có Nhạc trưởng (25/09/2021)

Thời gian qua, rất nhiều ứng dụng công nghệ được gợi ý cho người sử dụng tải về thiết bị di động, để khai báo y tế, tạo mã QR, đăng ký tiêm chủng,.. Tuy nhiên, khi sử dụng cho các mục đích khác nhau, người sử dụng cần cài đặt ít nhất là 2 ứng dụng, gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sử dụng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19, tạo điều kiện thuận tiện cho người dân. Làm thế nào để thống nhất một ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 có lẽ không phải là bài toán khó với các chuyên gia công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay, đó là các công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 đang thiếu một Nhạc trưởng, kết nối và liên thông cũng như quản lý một cách thống nhất các loại dữ liệu:

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số (18/09/2021)

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số (18/09/2021)

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, những trợ lý ảo AI, những camera AI đã và đang giúp Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả. Không những vậy, khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, những ứng dụng của AI còn giúp bộ máy quản lý nhà nước và doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới và thúc đẩy chuyển đổi số”- là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý vị và các bạn trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.

Liên thông các loại dữ liệu - Góp phần kiểm soát dịch COVID-19 (11/09/2021)

Liên thông các loại dữ liệu - Góp phần kiểm soát dịch COVID-19 (11/09/2021)

Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố và triển khai các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch COVID-19 (Sổ sức khỏe điện tử, Khai báo y tế, QR Code, Xét nghiệm…); kết nối, liên thông các cơ sở dữ liệu hiện có, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Thủ tướng yêu cầu thống nhất 1 app (ứng dụng) trong phòng chống dịch để thuận tiện nhất cho người dân.