VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Ngày 8/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA – Hai văn kiện này được coi như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa Liên minh châu Âu và Việt Nam, mở ra triển vọng thu hút đầu tư của cộng đồng kinh tế hàng đầu trên thế giới; kỳ vọng mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân hai bên. Tuy vậy, không có con đường nào chỉ “trải toàn hoa hồng”, EVFTA mang lại cơ hội lớn song thách thức cũng không nhỏ, nhất là trong bối cảnh khó khăn trên thị trường thế giới do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Cần làm gì để vượt chướng ngại trên "đường cao tốc" EVFTA nối Việt Nam với Liên minh châu Âu là câu hỏi đang rất được quan tâm.
- Quảng Ninh: Cải cách hành chính vẫn còn nhiều dư địa.- Giao dịch điện tử, cải cách thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam bứt phá sau dịch Covid-19.
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán thông qua các phương tiện khác không phải tiền mặt như tài sản, chứng chỉ có giá trị tương đương. Người tiêu dùng có thể sử dụng các giấy tờ có giá, tài sản hữu hình (không phải vàng, bạc) hoặc sử dụng công cụ để thanh toán, nhưng chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng thay vì người tiêu dùng và người bán trực tiếp trao đổi với nhau. Xác định đây là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân, vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế, trong những năm gần đây, Chính phủ đã hết sức quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử. Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này.
- Những kết quả trong triển khai dịch vụ công trực tuyến của ngành bảo hiểm xã hội.- Phỏng vấn ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về mục tiêu: phấn đấu đạt 1 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong năm 2020.
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em, giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, năm nay, Tháng hành động vì trẻ em được phát động với chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em”.
Cải cách thủ tục hành chính tác động rất tích cực đối với doanh nghiệp. Thủ tục hành chính được rút gọn sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện thu hút đầu tư và kinh doanh, quan trọng hơn là tạo được niềm tin của người dân và doanh nghiệp. Còn ở chiều ngược lại, thủ tục hành chính nặng nề sẽ khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh. Vì vậy điều cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng là Chính phủ không chỉ cắt giảm các quy định mà còn cắt giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
Thực hiện mục tiêu "Xây dựng Ngành Bảo hiểm Xã hội hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp", trong những năm qua, Ngành Bảo hiểm Xã hội đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động quản lý, nghiệp vụ. Hệ thống CNTT của BHXH được triển khai từ Trung ương tới 63 tỉnh, thành phố, 709 huyện và tất cả các cơ sở y tế; triển khai thực hiện giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực: Thu, cấp sổ BHXH; thẻ BHYT; giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; giám định và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Để đạt được mục tiêu hình thành cộng đồng, hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ, ngày 1/2/2019 Chính phủ ban hành Nghị định số 13 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 20/3/2019; ngoài ra Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy việc hình thành và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu đề ra vẫn còn nhiều khó khăn trước mắt, rất cần sự chung tay, phối hợp giữa các cấp, ngành trong ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ...
Năm 2019, không có bộ, cơ quan ngang bộ nào có kết quả Chỉ số CCHC dưới 80%; Chỉ số hài lòng về thủ tục hành chính nói chung của người dân, tổ chức là 86,54%; chỉ số hài lòng về công chức nói chung là 85,62%... Tuy nhiên, cũng theo báo cáo Chỉ số hài lòng về phục vụ hành chính năm 2019, ngoài tỉnh Quảng Ninh, 62 tỉnh, thành phố còn lại có công chức gây phiền hà sách nhiễu; 46 tỉnh có công chức gợi ý người dân, tổ chức nộp thêm tiền ngoài phí, lệ phí... 3 nội dung người dân, tổ chức mong đợi cơ quan hành chính Nhà nước cải thiện nhiều nhất là: mở rộng các hình thức thông tin tiếp cận dịch vụ công; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ công. Vậy để nâng chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng của người dân, các bộ, ngành địa phương cần phải làm gì?