Quản lý hàng xách tay (06/10/20)

Quản lý hàng xách tay (06/10/20)

Hàng xách tay là những mặt hàng được sản xuất hoặc phân phối tại thị trường nước ngoài, được các cá nhân (người đi du lịch, công tác ở nước ngoài…) mua trực tiếp và mang về Việt Nam. Ngày 26/8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10 quy định hàng nhập lậu gồm hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu không có giấy phép nhập khẩu, không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo... cũng được xếp vào diện hàng lậu. Bán hàng xách tay không có hóa đơn, chứng từ kèm theo như quy định, không làm thủ tục hải quan... cũng bị xác định là hàng hóa nhập lậu và bị xử phạt. Câu hỏi đặt ra là việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đã đủ mạnh để ngăn chặn hàng lậu núp bóng hàng xách tay hay chưa?

Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử (01/10/2020)

Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử (01/10/2020)

Việc xây dựng chính phủ điện tử Ở Việt Nam đã có bước đi đột phá và đã đạt những thành quả lớn, được thế giới ghi nhận đánh giá cao. Năm 2020 Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia về mức độ phát triển Chính phủ điện tử, tăng hai bậc so với giai đoạn trước.Tuy nhiên vẫn những khó khăn nhất định, trong đó chủ yếu là khó khăn trong xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, cũng như tâm lý e ngại của một bộ phận công chức và người đứng đầu….Vì vậy để đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới xây dựng chính phủ số chúng ta cần đẩy nhanh hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung- nhất là cơ sở dữ liệu quóc gia về dân cư, và nâng cao trách nhiệm vai trò của người đứng đầu trong quá trình xây dựng chính phủ điện tử.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Những vấn đề cần quan tâm. (29/09/2020)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Những vấn đề cần quan tâm. (29/09/2020)

Để tận dụng tốt thời cơ và vượt qua những nguy cơ, thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề khai thác nguồn lực con người, nhất là xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đang được đặt ra đối với nước ta. Vậy Chính phủ đã có những chỉ đạo, giải pháp đột phá như thế nào để phát triển nguồn nhân lực bền vững trong tương lai?

Thực hiện Nghị quyết 68 cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (24/09/2020)

Với quan điểm lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, Chính phủ đã có Nghị quyết số 68 ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025. Chương trình được thực hiện nhằm cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản hiện hành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; trên cơ sở bảo đảm tính công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.

Thực hiện Nghị quyết 68 cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (24/09/2020)

Thực hiện Nghị quyết 68 cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh (24/09/2020)

Với quan điểm lấy doanh nghiệp, người dân làm trung tâm, động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; thúc đẩy, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tham gia hoạt động kinh doanh; giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân trong việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, Chính phủ đã có Nghị quyết số 68 ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025. Chương trình được thực hiện nhằm cắt giảm, đơn giản hóa ngay những quy định không cần thiết, không hợp lý, không hợp pháp, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, người dân trong các văn bản hiện hành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp; trên cơ sở bảo đảm tính công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong việc thực hiện cải cách các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, bảo đảm tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.

Trả lương theo vị trí việc làm (22/9/2020)

Trả lương theo vị trí việc làm (22/9/2020)

Trả lương theo vị trí việc làm được Hội nghị Trung ương 7, khóa XII thông qua. Đây là nội dung quan trọng nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, một giải pháp có tính đột phá nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của tiền lương, cũng như nâng cao chất lượng công tác của mỗi cán bộ công chức

Khai trương hệ thống thông tin báo cáo quốc gia (17/09/2020)

Khai trương hệ thống thông tin báo cáo quốc gia (17/09/2020)

Mới đây, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và trung tâm thông tin phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính thức khai trương. Đây được coi là điểm nhấn quan trọng mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân, chuyên đề cải cách hành chính hôm nay.

Nghĩa Đồng bào và sức mạnh đoàn kết Việt Nam (17/09/2020)

75 năm trước, khi câu hỏi mộc mạc, chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” được cất lên vào thời khắc thiêng liêng khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, muôn triệu trái tim Việt cùng hô vang “có”, như đồng lòng đáp lời gọi non sông. Bằng sự đồng lòng đó, 75 năm qua, hàng chục triệu người dân Việt Nam đã sát cánh bên nhau, cùng nhau dựng xây “non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nghĩa đồng bào ngày càng thêm bền chặt, từ những em nhỏ đều biết, trong 5 điều Bác Hồ dạy, “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” là điều đầu tiên phải nhớ. Biết thế nào là “lá lành đùm lá rách”, biết “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Biết lúc hoạn nạn, khi khốn khó, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho đồng bào mình. Đặc biệt, trong “thử thách” mang tên Covid-19, càng thấy rõ hơn ý nghĩa và vai trò cảu tinh thần đoàn kết. Từ Lời kêu gọi toàn dân chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Lời kêu gọi đó đã “chạm” đến trái tim của tất cả mỗi người dân Việt Nam, càng cho thấy mỗi người dân với tinh thần đoàn kết cần nhất trí một lòng- “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại để cảm nhận sâu sắc hơn hai chữ ĐỒNG BÀO thật thiêng liêng và kỳ diệu với sự tham gia của vị khách mời là Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nghĩa Đồng bào và sức mạnh đoàn kết Việt Nam (17/09/2020)

Nghĩa Đồng bào và sức mạnh đoàn kết Việt Nam (17/09/2020)

75 năm trước, khi câu hỏi mộc mạc, chân tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” được cất lên vào thời khắc thiêng liêng khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, muôn triệu trái tim Việt cùng hô vang “có”, như đồng lòng đáp lời gọi non sông. Bằng sự đồng lòng đó, 75 năm qua, hàng chục triệu người dân Việt Nam đã sát cánh bên nhau, cùng nhau dựng xây “non sông nghìn thuở vững âu vàng”. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, nghĩa đồng bào ngày càng thêm bền chặt, từ những em nhỏ đều biết, trong 5 điều Bác Hồ dạy, “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” là điều đầu tiên phải nhớ. Biết thế nào là “lá lành đùm lá rách”, biết “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Biết lúc hoạn nạn, khi khốn khó, sẵn sàng nhường cơm, sẻ áo cho đồng bào mình. Đặc biệt, trong “thử thách” mang tên Covid-19, càng thấy rõ hơn ý nghĩa và vai trò cảu tinh thần đoàn kết. Từ Lời kêu gọi toàn dân chống đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài đã đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch. Lời kêu gọi đó đã “chạm” đến trái tim của tất cả mỗi người dân Việt Nam, càng cho thấy mỗi người dân với tinh thần đoàn kết cần nhất trí một lòng- “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng nhìn lại để cảm nhận sâu sắc hơn hai chữ ĐỒNG BÀO thật thiêng liêng và kỳ diệu với sự tham gia của vị khách mời là Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam (15/9/2020)

Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam (15/9/2020)

Sau những tháng đầu năm bị chững lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động đầu tư vẫn chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thể chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế là nhiệm vụ đang đặt ra đối với nước ta hiện nay:

Khó khăn trong triển khai các gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 (8/9/2020)

Khó khăn trong triển khai các gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 (8/9/2020)

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài khiến nhiều người mất việc làm, đời sống khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tạm dừng hoặc thu hẹp quy mô hoạt động. Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, các cơ quan chức năng đã và đang khẩn trương triển khai, đưa các gói hỗ trợ của Chính phủ đến với người dân và doanh nghiệp. Vậy nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai chủ trương này cũng còn nhiều vướng mắc cần phải được tiếp tục tháo gỡ.