Hỗ trợ Doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch covid 19 (10/11/20)

Hỗ trợ Doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch covid 19 (10/11/20)

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh COVID-19 đã tác động rất lớn đến tình hình hình kinh tế, xã hội của nước ta. Đây là mối lo lắng chung của xã hội, đặc biệt là của các đại biểu quốc hội trong quá trình thảo luận về tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 14 diễn ra vào tuần qua. Trước thực trạng này, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ kinh tế, an sinh xã hội nhằm chia sẻ gánh nặng và khó khăn với người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Đánh giá cao sự chỉ đạo điều hành kịp thời, chủ động, và linh hoạt của Chính phủ; vậy nhưng, các chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong để các chính sách này thực sự đi vào cuộc sống.

Bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế: Thực tiễn và những khuyến nghị chính sách (Phát sóng ngày 05/11/2020)

Bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế: Thực tiễn và những khuyến nghị chính sách (Phát sóng ngày 05/11/2020)

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Với ý nghĩa đó, bình đẳng giới bao gồm bình đẳng về quyền; bình đẳng về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực; bình đẳng về sự tham gia và ra quyết định; bình đẳng về thụ hưởng những thành quả và lợi ích. Cụ thể hóa những quy định trong luật bình đẳng giới năm 2006, Chính phủ đã ban hành Quyết định 2351 phê duyệt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Qua góc tiếp cận về bình đẳng giới trong hoạt động kinh tế, chính sách bình đẳng giới đã, đang tạo chuyển biến gì qua thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc được thể hiện ra sao? Nhận định đúng các vấn đề này sẽ là cơ sở để xây dựng Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 một cách phù hợp.

Tự chủ đại học - Nâng cao chất lượng đào tạo; Những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn. (03/11/20)

Tự chủ đại học - Nâng cao chất lượng đào tạo; Những vấn đề đang đặt ra từ thực tiễn. (03/11/20)

Chất lượng giáo dục ở bậc đại học những năm gần đây được đánh giá có nhiều chuyển biến, song vẫn còn những hạn chế nhất định, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025. Một trong mục tiêu được đặt ra trong Đề án này là đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Bước tiến lớn trong cải cách hành chính (29/10/20)

Bỏ sổ hộ khẩu giấy: Bước tiến lớn trong cải cách hành chính (29/10/20)

Một trong những nội dung được người dân đặc biệt quan tâm trong Dự án Luật cư trú sửa đổi, dự kiến được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 10 là quy định quản lý công dân bằng mã định danh cá nhân thay thế sổ hộ khẩu giấy.Việc bỏ hộ khẩu giấy sẽ góp phần tiến tới công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí, xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân. Bên cạnh đó còn bảo đảm tốt hơn việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân theo Hiến pháp.

Chính phủ với các giải pháp nâng cao năng suất lao động (27/10/20)

Chính phủ với các giải pháp nâng cao năng suất lao động (27/10/20)

Năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, được tính bằng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Trong quá trình phát triển đất nước, năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Nâng cao năng suất lao động là vấn đề quan trọng để phát triển nhanh, bền vững. Thời gian qua, năng suất lao động của nước ta đã có những cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năng suất lao động vẫn chưa tương xứng với kỳ vọng.

Xử lý hành vi phát tán video có nội dung giật gân, kiếm tiền (20/10/2020)

Xử lý hành vi phát tán video có nội dung giật gân, kiếm tiền (20/10/2020)

Thời gian qua, mạng xã hội tràn lan video có nội dung nhảm nhí, giật gân nhằm kiếm tiền. Đáng lo ngại là những video này đã thu hút hàng triệu người, ảnh hưởng đến nhận thức, lối sống, thậm chí cả nhân cách của trẻ em, phần nào kéo văn hóa nghe - xem của xã hội đi xuống. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, những nội dung này vẫn xuất hiện tràn lan, khó kiểm soát.Trước thực trạng này, mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xử lý những video có nội dung nhảm nhí, giật gân tràn lan trên mạng xã hội.

Dịch Covid 19: Cú hích cho chuyển sang hành chính số (15/10/2020)

Dịch Covid 19: Cú hích cho chuyển sang hành chính số (15/10/2020)

Dịch Covid 19 với diễn biến phức tạp, khó lường của nó đã, đang và sẽ là những thách thức không nhỏ đối với hệ thống quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Trong phòng chống dịch Covid 19, bên cạnh thách thức là những cơ hội, những yêu cầu, đòi hỏi và cho chúng ta nhận diện rõ ràng hơn khả năng thực hiện tốt nhiều công việc, trong đó có cải cách hành chính. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân, chuyên đề cải cách hành chính hôm nay với chủ đề” Dịch Covid 19: Cú hích cho chuyển sang hành chính số”

Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu - Cần hơn nữa những chính sách (13/10/20)

Phát triển chuỗi giá trị toàn cầu - Cần hơn nữa những chính sách (13/10/20)

Chuỗi giá trị toàn cầu (hay còn gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu) là một dây chuyền sản xuất kinh doanh theo phương thức toàn cầu hoá trong đó nhiều nước tham gia vào các công đoạn khác nhau từ thiết kế chế tạo tiếp thị đến phân phối và hỗ trợ người tiêu dùng. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm bằng cách tham gia chuỗi mắt xích cung ứng toàn cầu là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nội địa phát triển và nền kinh tế nước ta đẩy mạnh tăng trưởng. Để đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu, Chính phủ đã đề ra ba giải pháp đột phá như: đột phá về thể chế, đột phá về nhân lực chất lượng và phát triển hạ tầng công nghệ.

Các bộ, ngành, địa phương tăng đầu tư cho chuyển đổi số (08/10/20)

Các bộ, ngành, địa phương tăng đầu tư cho chuyển đổi số (08/10/20)

Các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, triển khai các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số, trong đó, lồng ghép các nội dung liên quan chính phủ điện tử, đô thị thông minh, kinh tế số... Đây là nội dung được nhiều người quan tâm trong Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử Bộ, ngành, địa phương diễn ra mới đây. Thủ tướng cũng yêu cầu, bắt đầu từ năm 2021 thực hiện đánh giá, công bố xếp hạng chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm.