VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp. Trước thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, các bộ, ngành, liên quan, lãnh đạo các địa phương đề cao trách nhiệm, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh bùng phát trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất tính mạng và sức khỏe nhân dân.
Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là thông lệ từ đầu nhiệm kỳ đến nay, khi Chính phủ đều đặn ban hành nghị quyết hàng năm về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bám sát các tiêu chí và thực hành quốc tế. Đó là các Nghị quyết số 19 các năm từ 2014 đến 2018 và Nghị quyết số 02 các năm 2019 và 2020 đề ra mục tiêu cho cả năm 2021. Với việc triển khai các nghị quyết này hàng năm, hàng nghìn rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh đã được dỡ bỏ; nhiều yếu tố, vấn đề về xã hội, quản lý, quản trị liên quan tới chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia được chú trọng chỉ đạo giải quyết. Thứ hạng của Việt Nam trong tất cả các bảng xếp hạng quan trọng của quốc tế đều được cải thiện. Năm 2021, để tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 với yêu cầu tập trung hoàn thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể năm 2021 đã đề ra tại Nghị quyết số 02 ngày 1/1/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021.
Năm 2020, dịch Covid 19 đã tác động đến mọi mặt kinh tế xã hội của nước ta. Cũng trong năm vừa qua, bão, lũ cũng như nhiều hiện tượng thời tiết bất thường trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, kinh doanh, đến cuộc sống của người dân. Trong bối cảnh đó, những chính sách an sinh xã hội đã được Chính phủ ban hành kịp thời, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên, để công tác an sinh xã hội thực sự đến đúng đối tượng, hiệu quả rất cần sự đổi mới, ban hành chính sách thực tế và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Đây là nội dung sẽ có trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
Càng vào những ngày cận tết, khi mà nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được nhân dân quan tâm hơn bao giờ hết. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân trước, trong và sau Tết, các địa phương đã đồng loạt triển khai các biện pháp để kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Xây dựng cho được Chính phủ điện tử với tinh thần "không bàn lùi" được Chính phủ nhấn mạnh, quyết tâm trên nhiều lĩnh vực ngay từ đầu nhiệm kỳ. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: "Chính phủ điện tử là vấn đề mới, khó nhưng nếu không có quyết tâm, không dỡ bỏ nếp cũ thì khó thành công. Chúng ta không bàn lùi, không vì những khó khăn mà không triển khai mạnh mẽ Chính phủ điện tử”. “Tinh thần là quyết tâm làm cho được Chính phủ điện tử” một lần nữa được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến UBQG về Chính phủ điện tử với các Ban chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương ngày 23/7/2019. Đến nay, việc xây dựng Chính phủ điện tử đã có những bước tiến đột phá quan trọng, đặc biệt là chuyển biến trong nhận thức về Chính phủ điện tử và quá trình triển khai hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm gắn kết giữa cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Nhưng thực tế triển khai còn có những khó khăn, vướng mắc cần được nhìn nhận khách quan, trung thực để có những giải pháp đúng đắn góp phần xây dựng thành công chính phủ điện tử trong nhiệm kỳ tới. Đây là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay với sự tham gia của vị khách mời là chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch covid 19. Năm nay, cùng với những giải pháp mạnh mẽ từ Chính phủ, ngành du lịch và lãnh đạo địa phương trong việc kích cầu du lịch, kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội phục hồi, vực dậy ngành công nghiệp không khói, hướng đến sự phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây, hai cụm từ “kiến tạo” và “khởi nghiệp” được nhắc đến khá nhiều và là điểm nhấn quan trọng trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Có thể nói, sự nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo đã mở đường cho phong trào khởi nghiệp. Chính phủ kiến tạo đã và đang tạo ra những thế hệ khởi nghiệp mới và khởi nghiệp cũng đang được coi là thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo
Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới ở các ngành, các cấp luôn là vấn đề hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc tổ chức thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” được quan tâm đặc biệt nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực.
Bất chấp khó khăn đến từ đại dịch Covid-19, với sự nỗ lực của Chính phủ và bộ, ngành, doanh nghiệp, năm qua, hội nhập và thương mại Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Vị thế đạt được từ bước tiến trong năm 2020 cùng kết quả trong triển khai hội nhập kinh tế quốc tế nhiều năm qua sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp nước ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới.