VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nhưng đất nước vẫn đảm bảo được sự ổn định để phát triển, điều đó một phần là do công tác an sinh xã hội đã được thực hiện hiệu quả. Vừa qua, Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng nguồn vốn thực hiện chương trình là 90.260 tỷ đồng.
Năm 2020, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức gần 30 hội nghị, hội thảo, cuộc họp, đối thoại với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước để cùng các Bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đóng góp thiết thực vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các Hiệp hội doanh nghiệp cũng chủ động phối hợp với các đơn vị, tổ chức nhiều hội thảo liên quan đến hiến kế cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, nhất là những cải cách, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19.
Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên số liệu thống kê về doanh nghiệp trong những tháng đầu năm nay vẫn rất quan ngại. Trong khi số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại kinh doanh cơ bản không thay đổi so với thời gian trước thì số doanh nghiệp rút lui và tạm ngừng kinh doanh là rất cao. Đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh sẽ là liều “vắc-xin” tốt nhất để tiếp sức kịp thời cho doanh nghiệp vượt khủng hoảng đại dịch Covid-19 lúc này
Theo một khảo sát hơn 10 nghìn doanh nghiệp trên cả nước mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch Covid-19 tác động rất tiêu cực đến các doanh nghiệp khi hơn 87% số doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng ở mức phần lớn hoặc hoàn toàn tiêu cực, chỉ 11% số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng gì và gần 2% vẫn kinh doanh tốt. Mặc dù trong khoảng một năm qua, nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, song vẫn còn có chính sách hiện chưa thực hiện hiệu quả do điều kiện đáp ứng quá chặt chẽ, thiếu tính thực tế. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết khi đi vào triển khai thực hiện, kỳ vọng hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch. Nhìn lại những bất cập trong gói hỗ trợ trước để triển khai gói hỗ trợ sau cho hiệu quả là nội dung Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
Thông tin của người dân được tích hợp trong chip điện tử trên thẻ căn cước công dân. Đây là nền tảng quan trọng để hình thành định danh số cho mỗi công dân Việt Nam trên môi trường số; không bị giới hạn về thời gian và địa giới hành chính trong các giao dịch giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp và giữa người dân, doanh nghiệp với nhau
Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779 thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19; tiếp đó ngày 5/6, Chính phủ đã ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và phát động toàn dân, cả ở trong nước và nước ngoài chung sức đồng lòng cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh. Hành động này không những thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn mới về một nhà nước phụng sự, lấy hiệu quả, phúc lợi của nhân dân làm đầu. Chủ trương xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine giảm áp lực cho ngân sách là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và mang nhiều ý nghĩa, nhận được sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể.
Xây dựng dữ liệu có phạm vi toàn quốc; Phát triển, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai các nội dung khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở. Đây là mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký phê duyệt.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thế, thiết thực. Trong bối cảnh hiện nay, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân là rất quan trọng.
- Thừa Thiên Huế đẩy nhanh chương trình chuyển đổi số - Giải pháp nào giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp?