VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
- Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2021. - Cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần dành ưu tiên cao nhất cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trên cơ sở bám sát Nghị quyết của Đảng, quán triệt yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công khai, minh bạch, khắc phục được các hạn chế, bất cập, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật.
Đến năm 2025, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Đây là 1 trong những mục tiêu được đặt ra trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Vậy, đến thời điểm này, đã có bao nhiêu dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ 4? Giải pháp nào để nâng cao mức độ cũng như hiệu quả của các dịch vụ công này?
Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách Bảo hiểm xã hội, bên cạnh những doanh nghiệp chấp hành tốt thì vẫn còn không ít doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội gây thiệt thòi cho người lao động, thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và khu vực, ngành BHXH xác định cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đáp ứng được các yêu cầu tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT trong tình hình mới. Vì vậy, những năm qua, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin, theo đó đã xây dựng các phần mềm nghiệp vụ bao phủ hầu hết các hoạt động của Ngành.
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, mang ý nghĩa nhân văn và góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, đã có những người lợi dụng “kẽ hở” của pháp luật để trục lợi bảo hiểm y tế. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn, xử lý tình trạng gian lận nhằm hưởng lợi từ quỹ BHYT nhưng tình trạng này ngày càng phức tạp, tinh vi, gây tổn hại cho quỹ cũng như quyền lợi của người tham gia BHYT chân chính.
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự an tâm, tin tưởng, hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục.
Sau gần 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh đã dần được kiểm soát. Cuộc sống đang trở về trạng thái bình thường mới. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế -xã hội đang được khôi phục và ngày càng sôi động hơn. Từ thực tiễn tình hình, Chính phủ xác định mục tiêu công tác phòng, chống dịch vẫn là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an sinh, trật tự an toàn xã hội; chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Trên tinh thần này, ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Thay vì phải xuất trình thẻ bảo hiểm và các giấy tờ liên quan, giờ đây, chỉ cần chiếc điện thoại di động có kết nối Internet và cài đặt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số, người dân có thể nhanh chóng hoàn tất các giao dịch liên quan đến bảo hiểm. VssID còn giúp người dân thực hiện vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN của chủ sử dụng lao động, qua đó góp phần công khai, minh bạch thông tin; hạn chế tình trạng nợ đóng, trốn đóng BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp.