VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Trong năm qua, nguồn cung bất động sản, nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phân khúc nhà ở trung - cao cấp, thiếu nhà ở cho người thu nhập thấp. Hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp rất nhiều khó khăn do khó tiếp cận được các nguồn vốn (tín dụng, trái phiếu...); lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; không bán được sản phẩm. Trước thực trạng này, theo các chuyên gia, Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để tạo ra tác động kép giúp người dân có thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận nhà ở phù hợp, vừa cân đối được cung - cầu, từ đó tác động hạ giá thành phân khúc nhà ở thương mại, giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh hơn.
Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tuy có tăng dần qua từng năm nhưng vẫn còn khá thấp so với yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân là do vẫn còn những điểm nghẽn khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Năm 2022, nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác đã góp phần quan trọng thúc đẩy phục hồi nhanh phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước triển vọng không mấy lạc quan của nền kinh tế toàn cầu năm 2023, kinh tế Việt Nam có khả năng sẽ chịu nhiều tác động trong thời gian tới. Để chuẩn bị đối mặt với các khó khăn trước mắt, cần những giải pháp đồng bộ, linh hoạt, chủ động từ cả phía cơ quan quản lý đến từng người dân và doanh nghiệp. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là mấu chốt để nước ta đương đầu được với khó khăn, tiếp tục chinh phục những cột mốc tăng trưởng mới.
Hiện tất cả các các địa phương đều đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến. Tuy vậy, tỉ lệ dịch vụ và tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 ( mức mà chỉ cần ở nhà thực hiện các thao tác trên máy tính, rồi nhận kết quả tại nhà) vẫn thấp, hiệu quả chưa cao (chỉ đạt khoảng 25,6%). Nhất là còn có những thủ tục trực tuyến nhưng lại phát sinh những giấy tờ khác, gây khó khăn, phiền hà cho người dân.
Để đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, trở thành quốc gia phát triển cần phải thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu trên cơ sở đổi mới sáng tạo... Chính vì vậy thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhằm tạo đòn bẩy giúp phát triển doanh nghiệp tập trung khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thúc đầy nền kinh tế, khoa học công nghệ phát triển. Theo một khảo sát của mạng lưới kết quả toàn cầu, trong số 60 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao trên thế giới. Tuy nhiên, khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc 20 nhóm cuối cùng. Vấn đề đặt ra là cần kéo gần khoảng cách giữa khát vọng với hành động, tức là cần nhiều hơn sự hỗ trợ của thể chế, chính sách để tiến gần hơn tới việc hiện thực hóa ước mơ của những người khởi nghiệp trẻ.
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành kết luận số 48 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó, nêu rõ yêu cầu khuyến khích các địa phương chủ động đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính tinh gọn, phù hợp với thực tiễn địa phương, trong đó kể cả các đơn vị hành chính đã bảo đảm tiêu chuẩn.
Năm 2022, trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, trong đó có nhiều điểm sáng, như công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử; góp phần khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Lâm Bình là huyện có nhiều cái "nhất" của tỉnh Tuyên Quang: Xa nhất, dân cư thưa nhất, khó khăn nhất. Chính vì vậy, việc triển khai chương trình chuyển đổi số đến người dân cũng gặp nhiều khó khăn, khi tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến chỉ chiếm hơn 50%, chưa đạt mục tiêu đề ra.
Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030." Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.
Trong năm 2022, công tác cải cách hành chính tiếp tục được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời thích ứng với tình hình mới. Nhìn lại thời gian qua có thể thấy, cải cách hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội.