Nâng cao chất lượng nền công vụ (04/05/2023)

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường, so sánh trải nghiệm và cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả, chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại trung ương và địa phương, Công ty Phân tích thời gian thực và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022. Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2022 cung cấp dữ liệu và thông tin giá trị về hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp trong 2 năm đầu nhiệm kỳ 2021-2026 và đóng góp cho việc xây dựng chính sách, pháp luật quan trọng trong năm 2023Báo cáo cung cấp một bức tranh quan trọng về hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong năm thứ hai của nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thấy sự thay đổi quan điểm của người dân về hiệu quả của công tác chống tham nhũng ở địa phương trong bối cảnh người dân kỳ vọng về nền quản trị hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

Nâng cao chất lượng nền công vụ (04/05/2023)

Nâng cao chất lượng nền công vụ (04/05/2023)

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) là chương trình nghiên cứu quan trọng về quản trị do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam khởi xướng từ năm 2009. Chỉ số PAPI đo lường, so sánh trải nghiệm và cảm nhận của người dân về hiệu quả, chất lượng thực thi chính sách, cung cấp dịch vụ công của chính quyền địa phương ở 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam nhằm thúc đẩy xây dựng quản trị hiệu quả, chủ động đáp ứng nhu cầu của người dân Vừa qua, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại trung ương và địa phương, Công ty Phân tích thời gian thực và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức công bố Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2022. Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2022 cung cấp dữ liệu và thông tin giá trị về hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp trong 2 năm đầu nhiệm kỳ 2021-2026 và đóng góp cho việc xây dựng chính sách, pháp luật quan trọng trong năm 2023Báo cáo cung cấp một bức tranh quan trọng về hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương trong năm thứ hai của nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thấy sự thay đổi quan điểm của người dân về hiệu quả của công tác chống tham nhũng ở địa phương trong bối cảnh người dân kỳ vọng về nền quản trị hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng (02/05/2023)

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng (02/05/2023)

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ ước giải ngân 03 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 10,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%). Tổng vốn đầu tư công được bố trí cho các công trình, dự án năm nay lên đến hơn 711 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 130 nghìn tỷ đồng so năm 2022, tạo áp lực rất lớn cho công tác giải ngân. Chính vì vậy, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, đốc thúc các bộ, ngành, địa phương khẩn trương giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những tháng đầu năm.

Tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư  trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( 25/04/2023)

Tăng cường các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ( 25/04/2023)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.

Chính sách mới tinh giản biên chế: Khắc phục những hạn chế từ thực tiễn. (27/04/2023)

Chính sách mới tinh giản biên chế: Khắc phục những hạn chế từ thực tiễn. (27/04/2023)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định mới về chính sách tinh giản biên chế. Một trong những điểm đáng chú ý đó là quy định Cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý thì sẽ được tinh giản biên chế. Cùng với đó dự thảo Nghị định cũng đề cập một số chính sách khuyến khích cán bộ dôi dư tự nguyện tinh giản biên chế. Vậy những điểm mới này sẽ tác động như thế nào đến việc tinh giản biên chế hiện nay, khi mà đây vẫn là bài toán hóc búa với nhiều ngành, nhiều địa phương?

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (20/4/2023)

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (20/4/2023)

Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh gắn với chuyển đổi số là chủ trương đã và đang được Chính phủ chỉ đạo triển khai thực hiện và đến nay đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Đây cũng là một trong những nội dung nằm trong dự án hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (LinkSME) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ Chính phủ và các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số.

Đẩy mạnh tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội (18/4/2023)

Đẩy mạnh tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội (18/4/2023)

Theo Quyết định 407 ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027", từ năm nay, 100% chính sách có tác động lớn đến xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án được truyền thông từ khi lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến khi thông qua, ban hành văn bản.

Bám sát thực tiến để xây dựng và hoàn thiện thể chế (11/04/2023)

Bám sát thực tiến để xây dựng và hoàn thiện thể chế (11/04/2023)

Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực. Trong năm 2023, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.