VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, những năm qua số người tham gia BHXH tự nguyện liên tục tăng. Tính chung giai đoạn 2016 - 2022, tốc độ tăng trưởng bình quân số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 38,93%/năm. Đến hết tháng 7/2023, số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,45 triệu người, đạt 79,7% kế hoạch giao, tăng 122 nghìn người so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, theo các chuyên gia so với quy mô lao động, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ, hiện mới đạt khoảng 3% lực lượng lao động trong độ tuổi. Dư địa phát triển của BHXH tự nguyện còn rất lớn, lên tới hàng chục triệu người. Vì vậy, việc thực hiện các giải pháp nhằm tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành bảo hiểm.
Căn bệnh sợ trách nhiệm đang khiến cho việc giải quyết nhiều công việc chính đáng của người dân, của doanh nghiệp bị đình trệ; làm kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đáng nói nữa, đây cũng là nguyên nhân làm giảm niềm tin của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan Nhà nước.
Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 của thế giới… Mặc dù chất lượng giáo dục đại học của nước ta đã tăng khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa được như kỳ vọng, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025. Mục tiêu của Đề án là: Đến năm 2025, 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng phần mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
- Hiệu quả mô hình “Chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ”. - Quảng Ninh “xoá” tiền mặt trong thanh toán dịch vụ công, học phí, viện phí.
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đã không ngừng tăng về số lượng cũng như chất lượng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực và quy mô khác nhau. Để hệ thống các doanh nghiệp này phát triển không thể thiếu vai trò của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó có các chính sách tài chính cơ bản như chính sách thuế, chính sách tín dụng, chính sách lãi suất để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, giúp doanh nghiệp giảm chi phí tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) được các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. 100% địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023; Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch thông tin tín dụng, xác thực thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng; Bộ Công an cũng đã cấp hơn 48 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân, hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc…. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ.
Đói nghèo là một vấn đề có tính toàn cầu. Đối với nước ta, đói nghèo gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững. Xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu chính đáng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Thực tế cho thấy trong những năm qua, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện. Hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả; nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.
- Chính phủ đồng ý bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. - Xây dựng đô thị thông minh: Người dân và chính quyền tương tác trên môi trường số.
Giai đoạn 2023-2025 có 33 huyện và hơn 1.300 xã thuộc diện "bắt buộc sắp xếp", chưa tính số đơn vị hành chính thuộc diện khuyến khích sắp xếp do địa phương có nhu cầu. Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính. Tuy vậy, hiệu quả của việc sắp xếp không chỉ đơn thuần là cắt giảm được bao nhiêu đơn vị hành chính, tinh giản được bao nhiêu biên chế mà điều quan trọng nhất là hiệu quả thực chất của bộ máy chính quyền, chất lượng các dịch vụ công mà người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng.
Thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã triển khai nhiều chính sách cụ thể để thu hút nhân tài trong các lĩnh vực như: y tế, tài chính, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ,… Vậy nhưng, trong thực tế, các chính sách này chưa phát huy hiệu quả như mong muốn nên chưa giữ chân được người tài và chưa thúc đẩy được những đóng góp của họ vào lợi ích chung của đất nước.