VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Để quá trình này thực hiện hiệu quả thì dữ liệu được coi là vấn đề cốt lõi, là "chìa khóa" thành công. Bởi vậy, Chính phủ đã chọn năm 2023 là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới” Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn chưa được khắc phục hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc tham gia ý kiến nhưng không có chính kiến, quan điểm rõ ràng, kéo dài thời gian xử lý, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc. Để tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 968 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
- An Giang: Mô hình cải cách hành chính hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp. - Phân cấp, phân quyền, tăng tính chủ động cho Thành phố Hà Nội.
- Bản tin về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần giảm nghèo thông tin về pháp luật cho nhân dan. - Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ là nhiệm vụ chung của toàn xã hội
- Khung Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành: Từ điều hành truyền thống sang điều hành bằng dữ liệu. - Đức Cơ, Gia Lai: Chuyển đổi số phục vụ người dân doanh nghiệp.
Thực hiện chủ trương của Đảng về chính sách nhà ở xã hội, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển nhà ở xã hội đã được Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, địa phương ban hành. Đến nay, hệ thống pháp luật về nhà ở xã hội về cơ bản tương đối đầy đủ, nhiều sự đổi mới có tính đột phá để thúc đẩy việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là các cơ chế chính sách ưu đãi hỗ trợ cho việc phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu bức thiết về nhà ở của các đối tượng chính sách xã hội, bao gồm đối tượng là người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Vậy nhưng, thực tế triển khai chính sách nhà ở xã hội hiện vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập khiến các doanh nghiệp đầu tư và người dân có thu nhập thấp (đối tượng thụ hưởng) đều khó tiếp cận.
Tròn 2 năm sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73 quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Các chuyên gia nhận định, quy định này sẽ góp phần gỡ bỏ trong lòng nhiều cán bộ nỗi ám ảnh về việc có thể bị xử lý trách nhiệm rất nặng nề nếu không may vô tình mắc phải sai lầm, sai sót nào đó trong công tác quản lý, điều hành năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.
Bảo hiểm Y tế là chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng, Chính phủ hết sức coi trọng. Thực tế, việc tham gia Bảo hiểm Y tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính.
Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi các vụ ngộ độc thực phẩm
Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Thời gian qua,Chính phủ đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp thực hiện thúc đẩy việc chuyển đổi số, trong đó con người là một trong những yếu tố trọng tâm. Nguồn nhân lực mới với tư duy số và kỹ năng số sẽ là lực lượng chủ yếu để triển khai và hiện thực hóa, quyết định sự phát triển của nền kinh tế số.