VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
- Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần tư duy đột phá. - Số hóa hồ sơ, giải quyết thủ tục không phụ thuộc địa giới hành chính.
Hiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình phục hồi với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Vậy nhưng, hậu quả của dịch bệnh vẫn tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do đó, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục cần sự hỗ trợ có hiệu quả từ Chính phủ và các Bộ, ngành. Thấu hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, ngày 26/05 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 470 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 1.590 bộ thủ tục hành chính, trong đó, 640 thủ tục trực tuyến toàn trình (chiếm 40%). Năm 2022, Cổng dịch vụ công tỉnh đã tiếp nhận, giải quyết hơn 1.265.000 hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa điện tử liên thông; tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 95,99%.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Vậy nhưng, lương không đủ sống, chính sách tiền lương còn nặng tính bình quân, cào bằng vẫn là thực tế đặt ra để tiếp tục cải cách chính sách tiền lương với những giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nhằm tạo động lực lao động cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
Tổ chức thi, xét thăng hạng viên chức không kịp thời, ảnh hưởng tới quyền lợi của viên chức; Thăng hạng viên chức chủ yếu đề giải quyết chế độ tiền lương, thu nhập mà chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp. Chính vì vậy, Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử.
Thời gian qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Chính phủ quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hàng trăm nghìn hộ gia đình thu nhập thấp và hàng trăm nghìn công nhân đã được cải thiện nhà ở, có chỗ ở ổn định, an toàn. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra bởi theo thống kê, hiện cả nước mới có khoảng 7,9 triệu m2 nhà ở xã hội trong khi yêu cầu là 12,5 triệu m2. Quỹ đất dành cho Nhà ở xã hội chỉ đáp ứng 36,31% nhu cầu. Vì vậy, tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, thúc đẩy chính sách phát triển nhà ở xã hội đang là vấn đề được Chính phủ quan tâm và chỉ đạo quyết liệt.
Quý 1 năm nay, tỉnh Thái Nguyên có hơn 178 nghìn hồ sơ yêu cầu giải quyết về thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn đạt 97%. Trong đó, số hồ sơ tiếp nhận trực tuyến là hơn 105 nghìn hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết đúng hạn đạt gần 100 %.
Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại đang gây nhiều lo lắng trong xã hội. Và vấn đề này chỉ được giải quyết khi tìm được nguyên nhân, đề ra giải pháp và hành động bằng tấm lòng, trách nhiệm, trái tim yêu thương với trẻ em. Vì vậy, tháng hành động vì trẻ em năm nay có chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em” nhằm huy động sự chung tay của toàn xã hội cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; qua đó, tiếp tục xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em.
Văn phòng Chính phủ đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Khung Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước nhằm góp phần đổi mới phương thức và hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành của các các cấp, các ngành, từ phương thức truyền thống sang dữ liệu số.
Thực tế thời gian qua cho thấy, dịch vụ công trực tuyến đã được Chính phủ, các Bộ ngành triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng: Gần 4.400/6.502 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến (đạt trên 67%); đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Cổng dịch vụ công, với việc cung cấp hơn 97,3% dịch vụ công ở các mức độ 3, mức độ 4. Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và đây được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử. Những nỗ lực trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ đã được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.