Triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế (02/11/2021)

Triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế (02/11/2021)

Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, bảo hiểm y tế luôn được Chính phủ xác định như là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội, cần được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả.

Cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan (28/10/2021)

Cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành Hải quan (28/10/2021)

Với mục tiêu vừa đảm bảo triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, vừa tích cực hỗ trợ khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các đơn vị tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hóa hải quan.

Chính phủ với các giải pháp đẩy mạnh thanh toán trực tuyến (21/10/2021)

Chính phủ với các giải pháp đẩy mạnh thanh toán trực tuyến (21/10/2021)

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ xác định xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số là một trong những ưu tiên hàng đầu để tạo ra những nền móng vững chắc cho việc chuyển đổi số toàn diện trong giai đoạn 2021-2030. Nhằm triển khai hiệu quả chủ trương này, Chính phủ đã hết sức quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà dịch covid 19 diễn biến phức tạp.

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (19/10/2021)

Hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (19/10/2021)

Trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ngày 24/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 116 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; và tiếp đó ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28 quy định về thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy Nghị quyết 116 và Quyết định 28 đang được thực hiện ra sao?

Triển khai Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid 19 (12/10/2021)

Triển khai Nghị quyết 105 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid 19 (12/10/2021)

Gần 87% doanh nghiệp trên cả nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch Ccovid 19, nguồn lực dự trữ đang dần cạn kiệt; 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, 12.200 đơn vị đã hoàn tất thủ tục giải thể; 90% Hợp tác xã bị giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận do đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản và dịch vụ Trước những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 105 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.

Chính phủ với việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư kinh doanh (05/10/2021)

Chính phủ với việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tư kinh doanh (05/10/2021)

Hệ thống pháp luật của nước ta trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện, góp phần ổn định và thiết lập trật tự xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số hạn chế, như cồng kềnh, mất cân đối, không nhất quán, khó kiểm soát, khó áp dụng… Liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh hiện nay cũng đang có tới hàng chục đạo luật cùng nhiều văn bản dưới luật, có những quy định chồng chéo, bất cập, gây khó cho cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành địa phương cần tiếp tục có những động thái mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm đáp ứng mong mỏi của người dân và doanh nghiệp:

Xây dựng Đề án vị trí việc làm: Tránh tình trạng "đẽo chân cho vừa giày" (30/09/2021)

Xây dựng Đề án vị trí việc làm: Tránh tình trạng "đẽo chân cho vừa giày" (30/09/2021)

Tính đến thời điểm này, hầu hết các bộ ngành, địa phương đều đã hoàn thành việc xây dựng đề án vị trí việc làm. Tuy nhiên, nhiều nơi xây dựng vị trí việc làm theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày”; căn cứ vào biên chế hiện có để mô tả, hợp thức hóa các công việc đang thực hiện và căn cứ vào khối lượng công việc để đề xuất bảo toàn số lượng biên chế. Thậm chí có những nơi, vẽ thêm vị trí để tăng biên chế. Vì sao xác định vị trí việc làm thời gian qua lại chưa hiệu quả? Và làm thế nào để xây dựng đề án vị trí việc làm thực chất?