Chính phủ với việc hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI (04/5/2021)

Chính phủ với việc hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI (04/5/2021)

Vốn đầu tư nước ngoài FDI không chỉ đem lại sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống người dân, mà còn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Do đó, việc Chính phủ từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước

Cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia phòng chống tham nhũng (27/04/2021)

Cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia phòng chống tham nhũng (27/04/2021)

Xác định được vai trò quan trọng của người dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, Chính phủ đã có nhiều cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực vào công tác phòng chống tham nhũng; và thực tế đã cho thấy nhiều vụ tham nhũng được phát hiện nhờ vào nhân dân. Vậy nhưng theo các chuyên gia cần nhiều hơn nữa những chính sách tạo điều kiện cho người dân tham gia tích cực vào công tác này:

Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tình PAPI - Người dân đã hài lòng hơn với các dịch vụ công (22/04/2021)

Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tình PAPI - Người dân đã hài lòng hơn với các dịch vụ công (22/04/2021)

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI là công cụ người dân tham gia giám sát hiệu quả của chính quyền trong việc thực thi chính sách đến cấp cơ sở. Sau khảo sát thí điểm vào năm 2009 và thực hiện trên quy mô lớn hơn vào năm 2010, khảo sát PAPI đã tiến hành trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011. Trong suốt 12 năm qua, trên 146.200 lượt người dân được chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc đã tham gia đánh giá hiệu quả quản trị và hành chính công từ trải nghiệm tương tác trực tiếp với chính quyền các cấp thông qua nghiên cứu PAPI. Theo Báo cáo PAPI năm 2020 vừa được Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố, điểm nổi bật là hiệu quả quản trị và hành chính công trong nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ liên tục được cải thiện. Đặc biệt, chỉ số Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất.

Chính phủ với các giải pháp tăng năng suất lao động (20/4/2021)

Chính phủ với các giải pháp tăng năng suất lao động (20/4/2021)

Ở Việt Nam, năng suất lao động xã hội là một chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (quy định trong Luật Thống kê), được tính bằng Tổng sản phẩm quốc nội GDP bình quân trên một lao động đang làm việc trong năm. Thực tế, năng suất lao động của nước ta thời gian qua tuy có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN, nhưng năng suất của nước ta hiện vẫn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như nước ta, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực.

Cải cách thủ tục hành chính, khâu đột phá cải thiện môi trường đầu tư (15/04/2021)

Cải cách thủ tục hành chính, khâu đột phá cải thiện môi trường đầu tư (15/04/2021)

10,13 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Theo nhìn nhận của nhiều doanh nghiệp ngoại, Việt Nam vẫn là quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn nhất khu vực châu Á trong những năm tới. Để có được kết quả này, một trong những khâu đột phá được thực hiện đó là cải cách hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Cải cách hành chính được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ trong tâm và được đưa vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ này, do đó đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.

Chính phủ nhiệm kỳ mới - kỳ vọng mới (13/04/2021)

Chính phủ nhiệm kỳ mới - kỳ vọng mới (13/04/2021)

Với việc bầu Tân Thủ tướng Phạm Minh Chính, và phê chuẩn việc bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 bộ trưởng, trưởng ngành, bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ 2021 -2026 đã chính thức được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV với 28 thành viên. Làm sao để kế thừa những thành quả đã đạt được của Chính phủ nhiệm kỳ trước, nhưng phải tạo đột phá để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững cho giai đoạn mới, là thách thức đặt ra cho Chính phủ nhiệm kỳ mới. Người dân hiện đang kỳ vọng vào những quyết sách mạnh mẽ, sự chỉ đạo điều hành năng động, quyết liệt của Chính phủ nhiệm kỳ mới cho phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ: Những thành tựu trong xây dựng Chính phủ điện tử (08/04/2021)

Nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chính phủ: Những thành tựu trong xây dựng Chính phủ điện tử (08/04/2021)

Nhiệm kỳ 2016-2021, Chính phủ đã xây dựng và đưa vào vận hành 4 hệ thống thông tin nền tảng của chính phủ điện tử. Đó là: Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ, Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này đã tạo sự lan tỏa tích cực tới các bộ, ngành, địa phương trong triển khai các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao liên quan đến xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần thay đổi lề lối, phương thức làm việc thông qua ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hướng tới một nền hành chính hiện đại, hiệu quả, dựa trên dữ liệu số.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (05/04/2021)

Chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (05/04/2021)

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự phát triển liên quan đến tự động hóa, số hóa, nhu cầu về kỹ năng thay đổi nhanh chóng, một số nghề sẽ biến mất, một số khác xuất hiện và những ngành nghề khác lại thay đổi. Vì vậy, nguồn nhân lực cần phải được chuẩn bị sớm và phát triển theo cách tiếp cận thực tế. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết thành công bằng chính sách đúng đắn, hợp lý và đủ mạnh của Chính phủ.

Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021: Nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính (01/04/2021)

Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021: Nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính (01/04/2021)

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những đột phá chiến lược của Chính phủ nhiệm kỳ 5 năm qua. Theo báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ, giai đoạn này đã cắt giảm, đơn giản hóa 63% điều kiện kinh doanh, 68% danh mục hàng hóa chuyên ngành; thực hiện “cơ chế một cửa”, “một cửa liên thông” giải quyết nhanh thủ tục, giảm tiêu cực. Cũng trong nhiệm kỳ này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Các nền tảng Chính phủ điện tử được tập trung phát triển, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia gắn với Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp hơn 2.800 dịch vụ trực tuyến của các bộ, ngành và địa phương. Triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030 với mục tiêu Việt Nam vào Top 50 về Chính phủ điện tử.