VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Nước ta là một trong những quốc gia châu Á đạt được nhiều thành công nhất trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19. Từ thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh, các chuyên gia nhận định, cùng với nỗ lực của Chính phủ và các lợi thế truyền thống có thể giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.
Việc thực hiện Thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đang được Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thông qua triển khai Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Tính đến cuối tháng 4 vừa qua, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đang được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp là hơn 54.000 dịch vụ, trong đó số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là trên 16.000. Dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển Chính phủ điện tử khi lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Điều này không chỉ góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và các tổ chức khi đi giải quyết các thủ tục hành chính mà còn góp phần giúp các hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn.
Để giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, người nghèo, người bị giảm sâu thu nhập, mất việc làm do dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Các địa phương trên cả nước đã và đang tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân theo Nghị quyết của Chính phủ.
UBND thành phố Hà Nội vừa công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của các sở và cơ quan ngang sở; UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố. Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 của 22 sở, cơ quan ngang sở thuộc thành phố trung bình đạt khoảng 72% trở lên, trong đó cao nhất là Sở Nội vụ (86,93%). Đối với UBND 30 quận, huyện, thị xã, Chỉ số cải cách hành chính năm 2019 trung bình đạt từ 83% trở lên… Kết quả xếp hạng này cho thấy đã có những tiến bộ hơn trong cải cách hành chính của Hà Nội. Tuy nhiên, vẫn còn chưa có sự đột phá lớn.
Trong thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và đạt kết quả tốt, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao. Qua thực tế thực hiện phòng chống dịch cho thấy, vai trò của chính quyền địa phương là rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh.
Thông tin từ báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2019 - PAPI 2019: Nghèo đói, tăng trưởng kinh tế và môi trường là những vấn đề người dân quan ngại nhất, ngay cả trước khi Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp, cả nước đang chung sức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, vẫn có không ít người vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh, trong đó có hành vi tung tin giả về dịch bệnh làm ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội. Theo Nghị định 15 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử thì hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm.
Nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực như: tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; rà soát, đơn giản hóa thủ tục và các chỉ tiêu, biểu mẫu; thay đổi phương thức giao nhận hồ sơ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh giao dịch điện tử. Đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì việc đẩy mạnh giao dịch điện tử được ngành bảo hiểm chú trọng thực hiện.
Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song công tác an sinh xã hội luôn được Chính phủ quan tâm, chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi đất nước đang chịu tác động bởi đại dịch Covid-19.
- Quyết liệt cải cách thủ tục hành chính theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.- Tp.HCM giải quyết hồ sơ trong vòng 20 phút, đảm bảo cơ bản 100% các loại thủ tục hành chính thuộc phạm vi phụ trách trong thời điểm đại dịch Covid-19.