VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
VOV1 - Ngày 3/7/2025, CP ban hành NĐ số 192, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành NQ số 201 của QH về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển nhà ở xã hội. NĐ kỳ vọng là cú hích mạnh mẽ để tháo gỡ các “nút thắt” tồn tại lâu nay, mở rộng cơ hội an cư cho người thu nhập thấp.
Ngày 05/01, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024. Trong đó, một trong những nhiệm vụ giải pháp được đặt ra là nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng khi giải pháp này được thực hiện quyết liệt, sẽ tiếp tục tạo thuận lợi, giảm thời gian thông quan hàng hóa cho cho doanh nghiệp, cải thiện Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật hay tình trạng tham nhũng chính sách có nhiều biểu hiện phức tạp và không dễ nhận diện. Đó là việc cố tình đưa vào các đạo luật những quy định mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức, cá nhân nhất định. Theo đó, những “giấy phép con” ra đời gây khó cho người dân, doanh nghiệp, chính là hậu quả của việc để lọt các quy định từ dạng tham nhũng chính sách./.
Bộ Tư pháp, tỉnh Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023. Đứng cuối bảng là Bộ Công thương và tỉnh An Giang. Về kết quả đo lường sự hài lòng, lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân (SIPAS) năm 2023, tỷ lệ người dân cho biết hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước ở mức 82,66%, tăng so với năm 2022 (80,08%). Đây là cơ sở để các bộ, ngành địa phương nhìn lại hiệu quả hoạt động của đơn vị, từ đó có những điều chỉnh hợp lý.
Ngày 25/11/2022, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị 21 về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Hiện nay, với việc Cơ sở dữ liệu về an sinh xã hội được triển khai, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhóm đối tượng này cũng như đảm bảo việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, đặc biệt là chi trả không dùng tiền mặt.
Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tình hình 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 về "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Đây là một đề án có sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt với quyết tâm cao, bởi vì chuyển đổi số là công việc rất khó khăn, chưa có tiền lệ, nếu không có quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt thì khó có thể đạt được kết quả. Có thể nói, một trong những "điểm sáng" của chuyển đổi số ở nước ta trong 2 năm qua là Đề án 06.
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến được khẳng định là giảm đầu mối, bớt thời gian, tiết kiệm chi phí. Thế nhưng, hiện mới chỉ có khoảng 30% người dân sử dụng. Vì sao lại có nghịch lý này? Cần làm gì để hoàn thành mục tiêu 90% dịch vụ công trực tuyến toàn trình (người dân tự làm và không đến cơ quan nhà nước) vào năm 2025?
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên cần sử dụng hóa đơn để ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Hóa đơn cũng chính là tài liệu để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Việc sử dụng hóa đơn của người dân và doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Do vậy, quản lý hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Theo Luật quản lý thuế, từ ngày 1/7/2022 hóa đơn điện tử được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện xây dựng chính quyền số, kinh tế số và nhận được đánh giá rất tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 1123 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số.
- Quảng Ninh: Tiện ích thiết thực từ định danh điện tử. - Tiện ích số trên VneID.
Xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân ở các khu công nghiệp không đơn thuần chỉ giải quyết một vấn đề xã hội lớn, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp có nhà ở, mà còn là cơ hội để tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội. Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, tạo ra hành lang pháp lý tương đối đầy đủ hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và phát triển nhà ở xã hội. Vậy nhưng, thực tế quá trình triển khai vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều mô hình mới trong cải cách thủ tục hành chính. - Hà Nội: Nỗ lực cải cách thủ tục hành chính để người dân được thuận lợi nhất.