Có những lớp học rất đặc biệt, đã, đang diễn ra ở khu vực biên giới các huyện Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An; đặc biệt là bởi những lớp học này được tổ chức vào đêm tối; học viên là những người đồng bào dân tộc thiểu số đã làm mẹ, làm bà; đặc biệt hơn nữa, giáo viên là những Tri thức trẻ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4- Quân khu 4, Bộ Quốc phòng tuổi mới đôi mươi, nhiệt huyết, tràn đầy khát vọng – với khát vọng xoá mù chữ cho đồng bào mình.
“Tôi nguyện sẽ gắn bó với lớp học cho đến khi sức khỏe buộc tôi phải dừng lại”... Đó là chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền, sinh năm 1954 (phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội), giáo viên đã nghỉ hưu thuộc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân. Kể từ năm 1998 đến nay, cô Phạm Thị Huyền đã dạy học cho hơn 200 học sinh không đồng đều về lứa tuổi. Học sinh của cô có thể là một bác xe ôm muốn biết chữ để đọc được tên đường phố, một cậu học sinh chậm phát triển trí tuệ hay một cô bé tự kỷ,... Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, nhiều em được vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn. Các em sau khi tốt nghiệp, có được việc làm ổn định, có thể tự chăm lo cho cuộc sống của mình. Với tấm lòng yêu mến con trẻ và sự nhiệt huyết, kiên trì bền bỉ ấy của mà lớp học xoá mù chữ, gieo tình thương đã tồn tại được hơn 25 năm qua giữa lòng thủ đô Hà Nội. Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu về cô giáo Phạm Thị Huyền, người nguyện gắn bó cả đời với lớp học miễn phí xóa mù chữ giữa lòng Hà Nội.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030, là quyết sách đặc biệt trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian qua, chương trình này đã đem lại hiệu quả rõ rệt, nhưng một số văn bản quy định chưa sát với thực tế đang là rào cản trong quá trình triển khai.
Những cơ hội để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam- Bộ đội biên phòng Đắc Nông chắp cánh ước mơ đến trường cho học sinh vùng biên giới- Nỗ lực mới của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm khôi phục Thoả thuận ngũ cốc Biển Đen- Phỏng vấn Trưởng Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam về mối quan hệ hợp tác Việt Nam – UNDP trong 45 năm qua và triển vọng trong thời gian tới- Lai Châu: Hiện thực hoá mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân
“Xoá hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn” là mục tiêu của Quảng Ninh trong năm 2023 nhằm “nâng cao chất lượng đời sống nhân dân”. Huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, mỗi địa phương trong tỉnh đều có những cách làm phù hợp để hơn 200 hộ khó khăn có nhà mới, nhà khang trang vào dịp 2/9 này.
Cùng với việc bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới tổ quốc, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, những năm qua, các thầy giáo quân hàm xanh là cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã luôn khắc phục khó khăn, miệt mài, đem cái chữ đến với đồng bào dân tộc trên địa bàn biên giới.
Trò chuyện với Nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam để nghe anh chia sẻ về hành trình “rẽ lối” sang ca hát.- Tìm hiểu về các lớp học xoá mù chữ ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Tỉnh Sóc Trăng đang tiến hành hỗ trợ dụng cụ chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt phân tán, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đồng bào dân tộc Khmer năm 2023. Chương trình hỗ trợ lần này, nằm trong dự án số 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025.
Nhiều tháng nay, cứ mỗi buổi tối, lớp học xóa mù chữ ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lại diễn ra sôi nổi. Các học viên ở tuổi làm bà, làm mẹ mới bắt đầu làm quen với từng con chữ, song ai nấy đều nỗ lực vì ước mơ ngày mai biết đọc, biết viết, đem kiến thức học được về thắp sáng bản làng, quê hương.
Nhiều tháng nay, cứ mỗi buổi tối, lớp học xóa mù chữ ở xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu lại diễn ra sôi nổi. Các học viên ở tuổi làm bà, làm mẹ mới bắt đầu làm quen với từng con chữ, song ai nấy đều nỗ lực vì ước mơ ngày mai biết đọc, biết viết, đem kiến thức học được về thắp sáng bản làng, quê hương.
Đang phát
Live