Có thể thấy thời gian qua, trước diễn biến cực kỳ phức tạp của đợt dịch COVID-19 thứ 4, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều quyết định mang tầm chiến lược để thay đổi, chuyển hướng phù hợp với tình hình. Và ở bất cứ giai đoạn nào, mục tiêu trước hết và quan trọng nhất luôn là: “sức khỏe và tính mạng của nhân dân”. Bài học kinh nghiệm lớn trong suốt thời gian phòng chống dịch vừa qua cũng cho thấy: muốn chống dịch đạt hiệu quả, có sự đồng thuận chung tay của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, phải ổn định được tư tưởng của người dân. Và muốn ổn định được tư tưởng của người dân thì cần thực hiện chính sách an sinh xã hội thật tốt.
Điều gì làm nên hạnh phúc ở mỗi một gia đình nhỏ? Liệu việc mong cầu và làm mọi cách để có một bé trai ra đời có là điều tiên quyết để gia đình hạnh phúc hay không? Thực trạng và nguyên nhân nào dẫn đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam? Trên thực tế, chúng ta vẫn nhìn thấy đâu đó xung quanh, những người phụ nữ bất hạnh do không sinh được con trai. Vẫn thấy những người đàn ông vì muốn có con trai mà đã thành người chồng bạo hành vợ. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới vẫn tồn tại ở nhiều cộng đồng. Vậy đâu là giải pháp ? Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (gọi tắt là CSAGA) chia sẻ về vấn đề này.
Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đang là điểm đến của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Qua đó, giúp các địa phương này tăng thu ngân sách đồng thời tạo việc làm cho người dân. Để đảm bảo an sinh xã hội, các địa phương và doanh nghiệp FDI đều chú trọng thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (BHXH, BHYT, BHTN). Tuy nhiên, chính sách này còn có điểm bất cập cần sớm được tháo gỡ.
Dịch khiến nhiều ngành nghề gặp khó khăn, người lao động mất việc làm. Các lĩnh vực đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch như vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, giáo viên trường tư thục... Nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động khiến người lao động phải ngừng việc, mất việc, nghỉ việc không lương. Do đó nhiều lao động đăng ký hưởng BHXH một lần. Chỉ tính trong ba tháng đầu năm 2021, số người hưởng BHXH một lần tăng hơn 20,5% so cùng kỳ năm 2020. Điều đó đồng nghĩa với việc trong tương lai những người lao động này khi đến tuổi về hưu sẽ không có thu nhập hằng tháng từ lương hưu để bảo đảm cuộc sống hằng ngày và không được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già...
Chuyện chưa kể về những bác sỹ giữa tâm dịch- Bí quyết sống thọ của người dân ở "Vùng Xanh" của đất nước Costa Rica- Ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội đến tâm lý ưa thích con trai
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Bí thư để xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ nguyên là lãnh đạo chủ chốt Bảo hiểm xã hội Việt Nam và nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh.- Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam và các đại biểu người cao tuổi.- Đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, gắn với chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong đầu tư công. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương.- Trong bối cảnh dịch Covid 19 sẽ trở thành một loại bệnh đặc hữu, Chính phủ đã đưa ra thông điệp mới: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid 19 để “bình thường mới” mở cửa trở lại nền kinh tế.- Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ngay trước thời điểm Đại sứ nước này phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, gửi thông điệp về quyền tự vệ trước những hành động gây hấn, thù địch.
- Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Liên bang Nga và có buổi làm việc với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga, nhằm thúc đẩy cung cấp và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine Sputnik V cho Việt Nam.- TPHCM xây dựng dự thảo Chỉ thị từng bước nới lỏng giãn cách xã hội từ 0h00, ngày 1/10 tới đây. Cũng từ ngày 1/10, 25 dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố thi công trở lại.- Thử nghiệm phần mềm kiểm soát lái xe vận tải hàng hóa bằng mã QR Code của Bộ Công an.- Sáng sớm nay, Triều Tiên phóng vật thể bay không xác định ra biển Nhật Bản. Trước đó, Truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin Hội đồng Nhân dân Tối cao (tức Quốc hội Triều Tiên) sẽ họp vào ngày hôm nay.- Công ty dược phẩm Pfizer của Mỹ bắt đầu thử nghiệm thuốc phòng tránh Covid-19 dạng uống.- Bình luận: "Kết luận số 14 của Bộ Chính trị là điểm tựa cho cán bộ vững tin đột phá, sáng tạo”.
Tại buổi toạ đàm tham vấn chuyên gia về kinh té xã hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.- Ủy ban xã hội của QH đề nghị Bộ LĐ-TB&XH thanh tra giám sát hơn 200.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội.- Ngân hàng sẽ bơm 100.000 tỷ đồng lãi suất 3-4%/năm ra thị trường hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.- Tại Nghệ An, hàng nghìn nhà dân bị ảnh hưởng do mưa lớn những ngày qua. Lượng mưa đo được ở khu vực này có nơi lên đến 500mm.- Nước Đức có thể rơi vào tình thế bế tắc chính trị kéo dài trong thời gian tới, với việc hai đảng Dân chủ xã hội và Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo đều tuyên bố muốn thành lập chính phủ.- Australia khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) việc Trung Quốc áp thuế hơn 200% đối với các nhà sản xuất rượu của nước này.
Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu mục tiêu cố gắng từ nay đến 30/9 từng bước nới lỏng giãn cách xã hội có kiểm soát để khôi phục phát triển kinh tế-xã hội.- Quốc hội và Chính phủ ban hành nghị quyết về việc sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.- Bộ Giao thông vận tải đề xuất đi lại liên tỉnh không cần tiêm vaccine, xét nghiệm.- Công an Hà Giang khởi tố vụ án, khởi tố 13 bị can trong vụ án đường dây cá độ bóng đá qua mạng giao dịch trên 200 tỷ đồng.- Nhóm "Bộ tứ" ra Tuyên bố chung cam kết theo đuổi một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở nhằm tăng cường an ninh và thịnh vượng tại khu vực này.- Mỹ đã cấp phép cho một số giao dịch với Taliban, qua đó tiếp tục mở đường để dòng viện trợ tới được Afghanistan.
Sau một thời gian căng mình phòng chống dịch Covid-19, nhiều địa phương đã hội đủ điều kiện để thực hiện nới lỏng việc giãn cách xã hội. Đây cũng là lúc những cảnh báo về việc không được lơ là, xem nhẹ các biện pháp phòng, chống dịch được đặc biệt nhấn mạnh. Bởi khi dịch vẫn còn phức tạp ở nhiều địa phương, chỉ cần một chút chủ quan, lơ là, sẽ dẫn đến hệ quả nặng nề cho cả xã hội. Vậy cần phải hành động, ứng xử ra sao cho phù hợp với trạng thái bình thường mới? BTV Xuân Hào trò chuyện với Nhà báo Trần Anh Tú – Trưởng Ban Điện tử của báo Đại Đoàn Kết về nội dung này
Đang phát
Live