Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự an tâm, tin tưởng, hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục.
Tại kỳ họp thứ 2 đang diễn ra, các đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng, chủ yếu người tham gia chọn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ở mức chuẩn nghèo nông thôn 700.000 đồng một tháng. Mặt khác, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn khá khiêm tốn, mới đạt 2,31% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi của đất nước. Trong khi thực tế, công nhân lao động thường làm việc trong một khoảng thời gian ngắn, tầm 5 - 10 năm, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như về quê, chuyển đổi ngành nghề hoặc gặp khó khăn về tài chính nên không thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng bán sổ bảo hiểm xã hội, gia tăng tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao và hướng khắc phục là câu chuyện được bàn luận với khách mời là bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Bắt đầu chương trình đợt họp thứ 2, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 15, sáng nay các đại biểu thảo luận tại hội trường về kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước.- Cần khoản đầu tư lên đến 400.000 tỷ đồng để nâng công suất mạng lưới cảng hàng không của nước ta trong 10 năm tới.- Nhiều địa phương thay đổi các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh số ca F0 trong cộng đồng tăng lên.- Nâng cao hiệu quả của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong ứng phó với khủng hoảng Covid-19 và hỗ trợ cho việc phục hồi, là chủ đề bao trùm được thảo luận tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2021.- Sau 20 tháng áp dụng các giới hạn đi lại, nước Mỹ sẽ mở cửa trở lại biên giới trên bộ và trên không đối với hành khách nước ngoài đã tiêm phòng Covid-19 đầy đủ.
Tại họp báo chính phủ thường kỳ tháng 10 diễn ra tối qua (06/11), Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Lê Hùng Sơn cho biết: Trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin sẵn có của ngành, bảo hiểm xã hội đã chi trả bảo hiểm thất nghiệp đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 tương đối nhanh hơn 22 nghìn tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội có vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên cở sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó thì phải có đóng góp mới có hưởng và không đóng góp thì không được hưởng. Mối quan hệ giữa mức đóng và quyền lợi được hưởng lại chịu sự ràng buộc của các nguyên tắc như: Nguyên tắc đoàn kết tương trợ chia sẻ rủi ro (thể hiện ở chính sách BHYT, chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…), nguyên tắc tương quan giữa đóng và hưởng có sự can thiệp nhờ cách thức phân phối lại mang tính xã hội (chế độ hưu trí, tử tuất). Chương trình đối thoại hôm nay chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn về vai trò của Bảo hiểm xã hội với hệ thống an sinh xã hội- và những nỗi khó của doanh nghiệp tham gia Bảo hiểm xã hội trong thời kỳ dịch Covid 19, với sự tham gia của ông Tô Hoài Nam- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và bà Phạm Nguyên Cường- Chuyên gia về an sinh xã hội
Tái khởi động du lịch quốc tế đảm bảo an toàn và khoa học.- Thuốc tắm của người Dao đỏ - một bài thuốc cổ truyền lại trở thành thương hiệu bạc tỷ.
EVFTA - Sức bật cho hợp tác thương mại đầu tư trong bối cảnh bình thường mới.- Đà Nẵng nỗ lực phục hồi kinh tế trong điều kiện mới.Vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Cảm nhận hoa sữa trong lòng người Hà Nội.- Kết dư bảo hiểm xã hội.- Cô bé bảo vệ môi trường.
Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 15, tính đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỉ đồng. Vậy, việc kết dư quỹ bảo hiểm xã hội nói lên điều gì? Tỷ lệ thu, chi đã hợp lý để vừa tăng quỹ, vừa sử dụng, chi trả hợp lý hay không nhất là khi dịch Covid19 vẫn diễn biến phức tạp, dự báo từ năm nay, nguồn thu quỹ sẽ giảm, chi tăng lên. Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, chuyên gia về an sinh xã hội bàn luận về câu chuyện này.
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, kéo theo các thay đổi về thị trường lao động, đặt ra những thách thức lớn trong thực hiện an sinh xã hội của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam vừa tổ chức kỳ họp lần thứ 3 năm 2021 để đánh giá kết quả thời gian qua và định hướng nhiệm vụ thời gian tới trong bối cảnh ảnh hưởng dịch bệnh.
Đang phát
Live