Đất nước ta chuẩn bị đón một mùa Xuân mới với một quốc lực mới, khí thế mới, quyết tâm mới và hân hoan đón mừng thành công trọn vẹn của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng. Việt Nam sẽ thênh thang bước vào một nhiệm kỳ mới với tư thế tự tin và tràn đầy bản lĩnh của một dân tộc anh hùng. Vững tin bước vào một nhiệm kỳ mới, với hướng đi đúng đắn, khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới. Với sức mạnh của Phù Đổng, tinh thần Bạch Đằng, Đống Đa bất diệt, khí thế quật khởi của Cách mạng Tháng Tám, của chiến thắng Điện Biên Phủ và khí thế thần tốc của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, dân tộc Việt Nam anh hùng sẽ kiên định với tư tưởng Hồ Chí Minh, tự tin và mạnh mẽ vững bước trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đưa công cuộc đổi mới của đất nước ta tới bến bờ Vinh quang - Thịnh vượng.
Cũng như các nền điện ảnh khác trên thế giới, điện ảnh Việt Nam chịu sự tác động không nhỏ do đại dịch COVID-19. Năm 2020 có thể nói là một năm khiến các nhà làm phim phải đau đầu vì tình hình dịch bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định. Các phim đầu tư lớn buộc phải hoãn ngày chiếu, dời lịch phát hành, một số cụm rạp phải đóng cửa do không thể duy trì trong tình trạng thiếu hụt doanh thu. Nắm bắt nhu cầu đến rạp thưởng thức môn nghệ thuật thứ bảy dịp Tết đến, Xuân về của công chúng, các nhà sản xuất phim Việt đang gấp rút thực hiện các dự án, giới thiệu những sản phẩm mới, hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những trải nghiệm điện ảnh thú vị, hấp dẫn. “Điện ảnh Việt dịp Tết Sửu 2021: Kỳ vọng khởi sắc” là chủ đề chúng tôi bàn luận trong Studio Mở hôm nay, với sự tham gia phân tích, bình luận của nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt.
Trong tâm thức người Việt từ bao đời nay, Tết cổ truyền không chỉ mang ý nghĩa của việc tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, mà còn mang đậm nét tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài tục lệ cúng gia tiên, người dân thường tìm về các đền, chùa để cầu phúc cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới. Vậy cần thực hiện các nghi lễ như thế nào để vừa đảm bảo tính tôn nghiêm nơi cửa Phật, vừa giữ gìn được nét đẹp văn hóa tâm linh không thể thiếu của người Việt.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 12 của Đảng, Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế… Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường như hiện nay, đường lối đối ngoại mà Đảng đề ra càng có giá trị định hướng, góp phần quan trọng vào mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đây là nội dung bàn luận với vị khách mời là Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ.
- Dịch Covid-19 do chủng mới của virus Sars Covy 2 lây lan nhanh chóng trong cộng đồng khi chỉ còn 2 tuần nữa là đến Tết nguyên đán – Chính phủ quyết liệt chỉ đạo công tác kiểm soát dịch bệnh.- Đối ngoại Việt Nam: Xây dựng cơ đồ vững mạnh, nâng tầm vị thế đất nướ.- Quản lý thị trường Lạng Sơn ngăn chặn và thu giữ hơn nửa tấn xúc xích, chả cá hôi thối đang trên đường tiêu thụ.- Triển vọng cú hích mới cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu.- Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất lịch sử.
Tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào hôm qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày Báo cáo của Ban chấp hành trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng. Báo cáo nhấn mạnh: Khơi dậy tinh thần và ý chí, quyết tâm phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; dân tộc cường thịnh, trường tồn; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh; vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Vậy, phát huy giá trị văn hóa và con người Việt Nam trong giai đoạn mới như thế nào?
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc trọng thể sáng nay tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội có chủ đề: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khơi dậy ý chí và quyết tâm phát triển đất nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành một nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa". 1.587 đại biểu, đại diện cho hơn 5 triệu 100.000 đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. Đây là sự kiện trọng đại của Đảng để kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, gắn với đánh giá tổng quát 30 năm tiến trình công cuộc đổi mới, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm, 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2045.
Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: chúng ta nhất định sẽ lập nên những kỳ tích phát triển mới, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc.- Nững kỳ vọng của đồng bào, cán bộ, chiến sĩ trong và ngoài nước gửi tới Đại hội.- Những ý kiến của các học giả nước ngoài về những thành tựu trong nhiệm kỳ vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người dân cả nước cùng đất trời đang chuyển mình vào Xuân. Đất nước con Lạc cháu Hồng đang hát khúc khải hoàn trong một tâm thế mới: Thế nước - lòng dân - vận Đảng chưa bao giờ rạng danh-vững mạnh như ngày hôm nay. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân cùng đón mừng một sự kiện trọng đại - đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chính thức khai mạc vào hôm nay 26 tháng một tại Thủ đô Hà Nội. Chương trình phát thanh đặc biệt chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng có chủ đề: "Rạng danh Tổ quốc - Cơ đồ Việt Nam".
- Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến ngành du lịch nước nhà. Phân khúc khách quốc tế chưa thể khai thác trở lại. Dù vậy, thị trường nội địa vẫn còn rất tiềm năng, nhất là trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu sắp tới. Tin vui là rất tiềm năng, nhất là trong dịp Tết nguyên đán Tân Sửu sắp tới. Rất nhiều khách sạn từ 3 sao trở lên tại Sapa (tỉnh Lào Cai) hay Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã được đặt kín phòng cho dịp lễ. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là: Phải làm gì để kết quả kinh doanh khởi sắc của ngành du lịch trong dịp Tết sẽ được phát huy bền vững, lâu dài? Triển vọng và thách thức nào đang đợi chờ trong năm 2021? Phải làm gì để gia tăng sức đề kháng, phát triển bền vững, trên cơ sở cơ cấu lại thị trường du khách? Đây sẽ là nội dung được đề cập ngay sau đây với sự tham gia của 2 vị khách mời là Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, thuộc Tổng Cục Du Lịch Việt Nam và ông Nguyễn Quốc Kỳ, người sáng lập và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel) - một trong những công ty lữ hành hàng đầu Châu Á.
Đang phát
Live