Liên quan đến việc “thương hiệu” gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ, mặc dù Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) - cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ đã khẳng định: ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Câu chuyện gạo ST25 tiếp tục làm dấy lên lo ngại về việc các thương hiệu Việt bị “cướp trắng” do sự lơ là, chưa quan tâm chính đáng đến vấn đề sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây không phải lần đầu tiên thương hiệu của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Những bài học về mất thương hiệu tại nước ngoài đã có, nhưng vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa rút được kinh nghiệm? Cần làm gì để nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ thương hiệu-nhãn hiệu nói riêng của doanh nghiệp Việt Nam tại các thị trường nước ngoài? Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng” đây là vấn đề được ông Nguyễn Văn Bảy- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) phân tích.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại nước ngoài: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”- Hỏi đáp về bầu cử giải đáp về những công việc mà các Tổ bầu cử cần phải thực hiện trước và trong ngày bầu cử 23/5.- Tổng thống Mỹ Joe Biden thừa nhận vụ diệt chủng người Armenia: Quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ bước vào vòng xoáy căng thẳng mới”.- Vì sao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của TPHCM tụt hạng rồi dậm chân tại chỗ?- Hàn Quốc cải tiến ống tiêm giúp đẩy nhanh quá trình tiêm vắc xin COVID-19.
Chỉ cần một chương trình thu thập dữ liệu ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thì kho dữ liệu dường như vô tận lại trở thành “miếng mồi béo bở” cho tội phạm mạng. Chưa kể, dựa trên nền tảng của cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, nhiều công nghệ mới đột phá và đang phát triển vượt bậc sẽ giúp cho trí tuệ nhân tạo càng thông minh hơn, nên đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng.
Sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và đang dần trở thành mối quan tâm chung của cả thế giới và Việt Nam không là ngoại lệ. Đặc biệt, khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới- các FTA, nếu không quan tâm đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, rất có thể các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị các chế tài về SHTT trong các FTA xử phạt. Thúc đẩy bảo hộ và thực thi quyền SHTT- đâu là giải pháp, cũng là nội dung chính được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ hôm nay.
Nuôi dưỡng, bồi đắp và tận dụng trí tuệ Việt Nam - nguồn tài nguyên vô giá để Việt Nam cất cánh -Mỗi tuần một cuốn sách: Tiểu thuyết “Hừng đông” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt bạn đọc - Tạp chí Âm nhạc
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12, Tổng bí thư- Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, tinh thần chung là phát huy dân chủ, trí tuệ, tâm huyết của mỗi đại biểu, tạo sự đoàn kết và thống nhất cao trong việc bỏ phiếu quyết định giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá 13.- Chính phủ ban hành quy định mới về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, chính thức có hiệu lực từ tháng 1 năm 2021.- Phú Yên tuyên án 6 bị cáo lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.- Chính trường Mỹ trở nên căng thẳng, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc chiến pháp lý.- Nhiều dịch vụ của Google bị gián đoạn trên toàn cầu.
Giáo sư Tiến sỹ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - Người đưa kỹ thuật nội soi Việt Nam sánh ngang tầm thế giới.- Lễ cưới tập thể - Nơi hiện thực hoá giấc mơ của nhiều cặp đôi.- 2 nhà khoa học, chuyên gia về Trí tuệ nhân tạo Phạm Thành Nam và Phạm Minh Toàn - đồng sáng chế Rô bốt trí tuệ nhân tạo (AI) đầu tiên tại nước ta được ứng dụng trong giáo dục.
Trí tuệ nhân tạo được đánh giá là công nghệ nòng cốt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và y tế được các chuyên gia nhận định là lĩnh vực có tiềm năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo cao nhất. Tại Việt Nam, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã bước đầu được triển khai, nghiên cứu, và trở thành những công cụ hỗ trợ các bác sĩ, nhân viên y tế trong việc chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ngày càng tốt hơn. Ghi nhận tại Tòa đàm “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế” do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức mới đây sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể hơn về tiềm năng và lợi thế của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế.
Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh và không bị tụt lại phía sau trong cuộc đua công nghệ 4.0. Quan trọng hơn, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp như hiện nay, thì ứng dụng trí tuệ nhân tạo còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi các hoạt động trong thời gian dịch bệnh và sau dịch, do giảm chi phí và thời gian đi lại, thu hút thêm khách hàng…
Việt Nam là nước có nhiều sản phẩm đặc sản nông sản. Do vậy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý cho các đặc sản có tác động không nhỏ tới giá trị của sản phẩm, giúp người nông dân có thể bán được nông sản với giá cao hơn…Bảo hộ sở hữu trí tuệ và chỉ dẫn địa lý - giúp nâng cao giá trị hàng nông sản Việt Nam là nội dung BTV Đài TNVN chuyển đến quý vị và các bạn:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)