Trung tâm đầu tiên nghiên cứu về trí nhớ và sa sút trí tuệ ở nước ta đã được khánh thành sáng nay (24/3) tại Hà Nội. Trung tâm này đặt tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương - bệnh viện chuyên khoa đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một trong những bước chuẩn bị để ứng phó với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở nước ta.
Hiện nay nhiều tờ báo đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để sáng tạo tác phẩm. Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động… là những tờ báo đã dùng các MC robot để đọc tin và dẫn bản tin. Công nghệ AI còn ứng dụng trong nhiều hoạt động nữa đằng sau khung hình, như phân tích hành vi tìm kiếm của công chúng, tự động gợi ý đề xuất nội dung theo sở thích, ngữ cảnh... Trong tương lai, các ứng dụng AI sẽ còn nhiều hơn và thiết thực hơn nữa. Nó có thể giúp giải phóng sức lao động của nhà báo, giúp các tòa soạn giảm bớt số lượng phóng viên, biên tập viên. Thế nhưng, việc ứng dụng AI đến đâu, có ảnh hưởng đến đạo đức người làm báo hay không lại là một chủ đề khó nói trước. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có “tranh mất” việc làm của nhà báo? Đây là những vấn đề đang đặt ra, cho thấy đã đến lúc, báo chí cần phải nhìn nhận, định hướng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ này cũng như xác định những lợi thế và cả các rủi ro mà AI có thể mang lại trong tương lai. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam sẽ cùng bàn luận về vấn đề này với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sáng nay (18/3), trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo AI và quản trị sáng tạo nội dung trong tòa soạn”. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm của những người làm báo trước những cơ hội và thách thức mà trí tuệ nhân tạo mang lại.
Đăng ký bản quyền bảo hộ giống cây trồng là su hướng tất yếu và đòi hỏi từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh và thương mại. Thực tế là có những sản phẩm không nhanh chân đăng ký bảo hộ thì có thể sẽ mất bản quyền trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của cả quốc gia. Với câu chuyện của giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 đã được doanh nghiệp đăng ký bảo hộ tại các thị trưởng Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng lại đang được khai thác rộng rãi ở nhiều địa phương thuộc sở hữu của nhiều tập thể nông dân. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về công tác quản lý, sử dụng bản quyền về bảo hộ giống cây trồng hiện nay.
Chỉ sau hơn 2 tháng được chính thức giới thiệu, ChatGPT đang “làm mưa, làm gió” trong giới công nghệ, đạt mốc 100 triệu người dùng và đã ra mắt bản thu phí. Đây là một chatbot trí tuệ nhân tạo được phát triển bởi Công ty Khởi nghiệp OpenAI (Hoa Kỳ) và theo thông tin của Đài CNBC thì Hãng Microsoft sẽ đầu tư 10 tỷ đô-la Mỹ để tiếp tục phát triển sản phẩm này. Hiện đã có hàng triệu người dùng thử nghiệm trí tuệ nhân tạo (AI) này để viết các bài báo, làm thơ, thậm chí cả tư vấn chuyện tình cảm. Tuy nhiên, mới đây các chuyên gia cũng cảnh báo, ChatGPT có thể đưa ra những câu trả lời không chính xác, nên người sử dụng phải cẩn trọng với các cỗ máy trí tuệ nhân tạo này.
Theo hãng UBS, số người dùng công cụ chatbot phổ biến ChatGPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng, chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) ra mắt, trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử. Trước đó, TikTok cần 9 tháng , Instagram mất hơn 2 năm, ứng dụng dịch Google Translate là hơn 6 năm sau khi phát hành toàn cầu để đạt 100 triệu người dùng. ChatGPT hay trí tuệ nhân tạo (AI) đang là những từ khoá hot nhất hiện nay. Sự ra đời của ChatGPT khiến cuộc đua về AI càng trở nên gay cấn hơn, tạo nên cơn địa chấn đối với lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, thay đổi hoàn toàn cách nhìn về công nghệ AI.
Thế hệ người Việt Nam thứ 2, thứ 3 sinh ra và lớn lên tại nước ngoài, khái niệm về Việt Nam trong họ vốn chưa được định hình rõ nét. Nhưng nhờ những chuyến trở về trải nghiệm chốn cội nguồn đã níu chân họ. Để rồi rất nhiều bạn trẻ đã quyết định ở lại Việt Nam lập nghiệp hoặc nỗ lực kết nối Việt Nam với nước sở tại đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước. Việt Nam đang trở thành nơi những kiều bào trẻ khát khao cống hiến, khát khao vươn lên…
-Virus SARS-CoV-2 tồn tại trong cơ thể con người nhiều tháng - Ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo cứu sống người bệnh đột quỵ não
Ngày 26/10, các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ. Trước phiên thảo luận, phóng viên Đài TNVN ghi nhận một số ý kiến của đại biểu bên hành lang Quốc hội. Theo các đại biểu: Đây là dự án chuyên sâu, đòi hỏi cần quy định phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với các luật có liên quan được Quốc hội ban hành thời gian qua.
Lực lượng chức năng vừa bắt giữ gần 100.000 chiếc khẩu trang không rõ nguồn gốc tại thành phố Hồ Chí Minh.- Quản lý thị trường quyết liệt ngăn chặn hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ
Đang phát
Live