
Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Mặc dù nhiều chính sách thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng, triển khai, nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn thấp. Những nút thắt nào đang cản bước doanh nghiệp? Giải pháp để tăng thu hút đầu tư, giúp Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công? Đây là nội dung chúng tôi phân tích trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La và ông Lưu Đức Khải, Phó trưởng ban Nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư.
Thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, tạo đột phá phát triển hạ tầng đang là yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đặc biệt, việc thu hút nguồn vốn xã hội, phát triển hạ tầng chính là hiện thực hóa chủ trương, chính sách lớn Đảng và Nhà nước, khi xác định đây chính là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực vào ngày 1/1/2021 tới, kỳ vọng tạo hành lang pháp lý để thu hút được nguồn vốn từ xã hội vào phát triển hạ tầng.
Thời điểm này, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Thủ đô Hà Nội đã tuyển gần đủ chỉ tiêu; nhiều cơ sở thu hút được học sinh có điểm tốt nghiệp PTTH cao. Thay vì lựa chọn những trường đại học Top đầu, việc các em chọn học nghề khẳng định hiệu quả thực tế của hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thông tin khẳng định thực tiễn này!
Việc mở cửa, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, để Việt Nam là mảnh đất thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, hay nói vui là Xây tổ để đón chim đại bàng đến sống, thì chúng ta cần phải chuẩn bị cũng như lưu ý những gì? Đây là nội dung bàn luận với vị khách mời là ông Phan Hữu Thắng - Nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đàu tư.
- Thu hút đầu tư nước ngoài: "Dọn tổ đón đại bàng".- Xu hướng nhiều cán bộ quản lý Nhà nước trở thành phó giáo sư, giáo sư cho thấy vấn đề gì?- Quản lý thị trường Phú Yên tạm giữ hàng nghìn bánh Trung Thu do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu vi phạm.- Triển vọng các giải pháp mới hỗ trợ đà phục hồi kinh tế Mỹ của Cục dự trữ liên bang (FED).- Khuyến cáo của cơ quan Hải quan: Doanh nghiệp cần cảnh giác với hàng nhập khẩu có hình ảnh vi phạm chủ quyền Việt Nam.- Thu phí cách ly và kiến nghị từ Móng Cái.- Liên minh châu Âu kêu gọi thắt chặt hơn mục tiêu khí hậu năm 2030.
Xuất phát điểm là vùng đất chuyên trồng cây lâu năm, Bình Dương dần trở thành một tỉnh công nghiệp, liên tục nằm trong top đầu các địa phương thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tốt nhất cả nước. Kết quả đó là nhờ địa phương này đã tích cực mở rộng quan hệ đối ngoại, “trải chiếu hoa” mời gọi các nhà đầu tư. Đây cũng chính là chủ trương mà Bình Dương đã sớm định hướng và triển khai thực hiện, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Sau những tháng đầu năm bị chững lại, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong các tháng vừa qua. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hoạt động đầu tư vẫn chưa tạo được động lực cần thiết thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thể chế kinh tế, tổ chức hệ thống và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục, quy định đang làm phức tạp, khó khăn, cản trở thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế là nhiệm vụ đang đặt ra đối với nước ta hiện nay:
- Thách thức nào đặt ra trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư từ các nước châu Âu?- Các địa phương đang đẩy mạnh liên kết để hình thành cực tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh-Thanh Hóa.- Làm thế nào để chuyển đổi số thành công; tận dụng lợi thế của quá trình chuyển đổi số vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong tình hình hiện nay?
Sự chồng chéo xung đột giữa luật đầu 2014 và các luật chuyên ngành khác đã hình thành nên những điểm nghẽn cản trở dòng vốn đầu tư vào thị trường, làm gia tăng chi phí cho nhà đầu tư, tạo kẽ hở cho tham nhũng, sách nhiễu. Luật đầu tư sửa đổi, vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, được đánh giá là lần sửa đổi toàn diện tháo gỡ nhiều nút thắt trong quá trình thực hiện đầu tư, nhằm nhằm đồng bộ hóa các quy định pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, nhằm cải thiện môi trường đầu tư nước ta thông thoáng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với quốc tế.
Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2020 - 2025 khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp trong nước nhằm thâu tóm các quỹ đất và tài sản công nghiệp đang vận hành. Vậy Việt Nam cần phải làm gì để đấy mạnh phát triển quỹ đất công nghiệp trong thời gian tới?
Đang phát
Live