
Bộ Chính trị vừa có thông báo số 50 Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Một trong những yêu cầu được Bộ Chính trị nêu ra là nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị. Thu hút, trọng dụng nhân tài là chủ trương đã được đặt ra từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa hình thành được cơ chế, chính sách cụ thể nên chưa phát huy nhiều tác dụng. Vậy cần làm gì để thu hút được nhiều nhân tài vào làm việc trong hệ thống chính trị?
Thanh Hoá đang bị chững lại trong thu hút đầu tư mà nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất sạch. Vậy tại sao một tỉnh dẫn đầu khu vực về thu hút đầu tư FDI lại có thể dễ dàng “hụt hơi”, đánh mất vị thế như vậy? Con số gần 12 nghìn tỷ đồng vừa được tỉnh này chỉ ra, liệu có thể lấy lại sức hút, đón “đại bàng” đến làm tổ?
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Hai tháng qua, hoạt động đầu tư biến động: điểm sáng là đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng, còn đầu tư tư nhân (bao gồm đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài) chững lại. Việc vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cải thiện hạ tầng kinh tế – xã hội, nhưng nếu đầu tư tư nhân tiếp đà suy giảm sẽ là điểm nghẽn của hoạt động đầu tư nói chung và của nỗ lực phục hồi, phát triển kinh tế. Đáng chú ý, dù đầu tư tư nhân sụt giảm thể hiện trong số liệu thống kê 2 tháng vừa qua, triển vọng thu hút vốn FDI chất lượng, vẫn khá tích cực thời gian tới. Giải pháp nào để Việt Nam hấp thụ nguồn vốn này hiệu quả? Giải pháp nào để "cỗ xe tam mã" khẳng định rõ là động lực tăng trưởng cả năm 2023 ? Hãy cùng chúng tôi bàn luận với hai vị khách mời, đó là PGS.TS Đào Ngọc Tiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư !
Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Cụ thể tác động này là gì, và Việt Nam nên có giải pháp ứng phó như thế nào?! Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.- Ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế của Công ty Deloitte Việt Nam.
Năm 2022, du lịch Việt đã không đạt được mục tiêu đón 5 triệu khách quốc tế. Tuy vậy, năm 2023, ngành du lịch vẫn quyết tâm đón 8 triệu lượt khách quốc tế. Tuy bối cảnh du lịch thế giới còn gặp nhiều khó khăn nhưng năm 2023 được dự báo là năm tăng trưởng vượt bậc của khách du lịch quốc tế. Đặc biệt trong thời điểm dịp đầu năm nay, các cửa khẩu quốc tế đều đón nhiều đoàn khách nước ngoài, với số lượng lớn người nhập cảnh. Với những tín hiệu lạc quan thể hiện sự khởi sắc của toàn ngành ngay từ đầu năm, ngành du lịch đang nỗ lực khôi phục thị trường khách quốc tế, với nhiều giải pháp để có thể thực hiện kế hoạch đề ra.
Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế, tạo đà bứt phá cho ngành du lịch - “Hồn Then” ngân vang trên quê hương Đông Bắc
Tỉnh Bình Định đang tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng kỹ thuật các khu kinh tế và khu công nghiệp để thu hút đầu tư.
Năm 2022, lần đầu tiên trong vòng 30 năm gần đây, tỉnh Đồng Nai đã rớt khỏi nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là năm thứ 4 liên tiếp, tỉnh Đồng Nai liên tục sụt giảm về số lượng vốn FDI. Đối với một địa phương có thế mạnh về phát triển công nghiệp, thì Đồng Nai cần phải nỗ lực cải thiện sức hút để tiếp tục đóng góp vai trò vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, vì đây là ngoại lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, nước ta đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI.
Đang phát
Live