Ở những vùng trồng lúa trọng điểm của Đồng Tháp, người dân hào hứng khi áp dụng quy trình canh tác lúa, sử dụng giống, phân bón hợp lý, xử lý rơm rạ sau thu hoạch, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của địa phương, hướng tới xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam phát thải thấp và bảo vệ môi trường.
Đến thời điểm này, diện tích có nước gieo cấy vụ Đông xuân 2024-2025 của các địa phương gồm: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh đã đạt hơn 80%, đảm bảo đúng khung thời vụ gieo cấy.
VOV1 - Những ngày giáp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nông dân ở nhiều địa phương tranh thủ thời tiết thuận lợi tranh thủ ra đồng làm đất, be bờ giữ nước chuẩn bị sản xuất vụ Đông xuân 2024-2025 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc bộ.
-Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi còn nhiều khó khăn - Nông nghiệp xanh: Nền tảng vững chắc cho du lịch nông nghiệp - Phỏng vấn: Ông Lê Quốc Thanh về vai trò của Khuyến nông trong kiến tạo giá trị mới cho nông nghiệp du lịch - Tiểu phẩm: Cú bẻ lái của ông Kình.
Việt Nam - Ấn Độ coi trọng củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ song phương.- Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.- Ai Cập, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ lên án mạnh mẽ tuyên bố mở rộng chủ quyền Bờ Tây của Israel.- Hãng hàng không quốc tế hủy hàng loạt chuyến bay đến và đi từ đảo Bali của Indonesia do lo ngại tro bụi từ núi lửa Lewotobi Laki-Laki.
Hôm qua (21-10), tại huyện Nongbok, tỉnh Khammuane ở Trung Lào đã diễn ra Lễ vận hành hệ thống thủy lợi. Đây là dự án quy mô lớn sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh làm chủ dự án phối hợp với tỉnh Khammuane và Bộ Nông lâm Lào thực hiện.
Năm nay dự báo thiên tai diễn biến rất phức tạp, tỉnh Quảng Bình có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa bão trên diện rộng. Tỉnh này đang khẩn trương kiểm tra, rà soát, có giải pháp bảo đảm an toàn hồ, đập thuỷ lợi trước mùa mưa bão năm nay.
Tại Hội thảo Quy hoạch thủy lợi lưu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2022 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại TP.HCM, chiều nay (19/7), trước tình hình thực tế, ngành nông nghiệp nhiều địa phương cho rằng, quá trình quy hoạch cần kết hợp nghiên cứu, triển khai các dự án giải quyết vấn đề cấp bách. Tuy nhiên những dự án này cần phải tạo được hạ tầng cơ bản mang tính đột phá, làm nền tảng cho những chiến lược lâu dài giải quyết đa mục tiêu trong tương lai.
Mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, có thể gây mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài. Bên cạnh đó là tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và trung du. Trong mưa to, lũ lớn, công trình thuỷ lợi, hồ chứa đóng yếu tố rất quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tại Chỉ thị số 2592 do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024, yêu cầu các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ. Tuy nhiên, hiện nay, công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương, do nhiều nguyên nhân đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trong việc điều tiết nước mùa mưa bão. Vậy những hồ, đập, công trình thuỷ lợi hiện nay mức độ an toàn ra sao trong mùa mưa bão năm nay, giải pháp nào với tình trạng xuống cấp của các công trình này? Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
Gần 20 năm đưa vào vận hành sử dụng, hiện gần 105 km kênh thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho trên 8.200 ha cây trồng ở huyện biên giới Ea Súp (Đắk Lắk) đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hiệu quả canh tác của người dân. Dù hàng năm vẫn được bố trí kinh phí duy tu bảo trì, nhưng do nguồn hạn hẹp, công tác sửa chữa đã không thể khắc phụ triệt để các điểm hư hỏng.
Đang phát
Live