- Chủ động phòng chống lũ, sạt lở đất trước mùa mưa ở Lai Châu, các hồ thủy lợi ở Đắk Lắk chủ động đón lũ.- Ba Vì làm tốt công tác bảo vệ rừng.- Hướng dân bà con phòng bệnh viêm đường hô hấp mãn tính hay còn gọi là CRD cho gà.
- Khảo sát mới nhất về chỉ số môi trường kinh doanh của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho thấy: các Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh tại nước ta.- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương Bắc Trung Bộ tổng rà soát các thiết chế hạ tầng về thủy lợi thủy điện, quy trình liên hồ chứa, để điều tiết lũ trong mùa mưa và đảm bảo an ninh nguồn nước.- Nước ta có thêm 7 bệnh nhân COVID-19 là chuyên gia Nga, đã được cách ly sau khi nhập cảnh.- Nhật Bản dự kiến sớm nới lỏng biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với Việt Nam.- Bộ Ngoại giao Mỹ giải thích việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston.
Tỉnh Quảng Bình có khoảng 150 hồ thủy lợi nhưng có đến 56 hồ chứa hư hỏng phải tích nước hạn chế. Nhiều hồ đập bị thấm, sạt lở và không có tràn xử lý sự cố trong mùa mưa lũ nên không đảm bảo an toàn. Do thiếu kinh phí nên trước mùa mưa lũ các công trình này vẫn chưa được sửa chữa. Phản ánh của PV Thanh Hiếu tại miền Trung.
- Thủy lợi Đắk Lăk chủ động đón lũ.- Chăm sóc, phục hồi hàng chục nghìn hec-ta cây ăn quả bị hạn, mặn.- Những lưu ý khi nuôi thủy sản trong mùa hè.
- Nở rộ phong trào xây tượng đài, cổng chào và những hệ lụy.- Báo cáo Tự do tôn giáo của Mỹ phần về Việt Nam- vẫn thiếu khách quan và phiến diện.- Vì sao chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Mexico làm dậy sóng ở cả hai nước?- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành tài chính ủng hộ những mô hình kinh doanh mới, nhất là công nghệ số.- Mùa mưa bão 2020- Công trình thủy lợi còn nhiều nỗi lo.- Loạt phóng sự: “Du lịch miền Trung vượt qua đại dịch”. Bài 2: Du lịch miền Trung tìm lối thoát vượt qua đại dịch Covid 19.- Khẩu trang y tế là mối nguy lớn cho môi trường sau đại dịch.- 13 trường Đại học tại Anh đứng trước nguy cơ phá sản.
- Hàng loạt sự cố công trình thủy lợi xảy ra: Giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp nghiêm trọng?- Các nhà khoa học trên toàn thế giới đang phát triển khoảng hơn 200 loại vaccine tiềm năng, cho thấy một triển vọng hết sức lạc quan về khả năng nhanh chóng tìm ra thuốc phòng tránh Covid-19 trong thời gian tới.- Nâng cao ý thức người dân trong phân loại rác thải tại nguồn.- Hà Nội chi hơn 100 tỷ đồng để rửa đường. Liệu việc làm này có thực sự có hiệu quả?- Ngày hội âm nhạc tại Hà Nội: thưởng thức miễn phí và cơ hội thử sức với các chương trình biểu diễn âm nhạc.
Hiện trên cả nước có gần 7.000 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trên 11 tỷ khối. Trong số hồ chứa có dung tích từ 1 triệu đến trên 10 triệu khối thì rất nhiều hồ đã bị hư hỏng nặng và đang tiếp tục xuống cấp theo năm tháng, đặc biệt, khi mưa lũ lớn kéo dài sẽ rất nguy hiểm. Hàng năm việc sửa chữa, duy tu các công trình thủy lợi để đạt khả năng vận hành cao nhất vẫn được tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, các hồ đập vẫn xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt, mùa mưa bão đang diễn ra với nhiều diễn biến xấu như lũ lụt gây thiệt hại lớn tới tính mạng, tài sản của người dân. Với dự báo nhiều bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, càng khiến người dân sống gần khu vực có hồ, đập hư hỏng, xuống cấp cảm thấy bất an. Vậy những hồ, đập hiện nay mức độ an toàn ra sao, giải pháp nào với tình trạng hồ đập xuống cấp? là chủ đề chúng tôi bàn trong “Câu chuyện thời sự” với khách mời là ông Nguyễn Đăng Hà - Vụ trưởng Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi – Bộ NN &PTNT.
- Mùa mưa bão đang đến gần, tuy nhiên ở nhiều địa phương, công tác quản lý đê điều, hồ đập thủy lợi còn nhiều bất cập đã gây ra những mối nguy tiềm ẩn vỡ đập thủy lợi, đê điều.- Ở tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thực trạng vi phạm công trình thủy lợi trước mùa mưa bão đang diễn ra nghiêm trọng.- Bạc Liêu: Cá sấu rớt giá, người nuôi lỗ nặng.- Xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản gắn với giảm nghèo bền vững đang phát huy hiệu quả.
- Lĩnh vực nào được ưu tiên đầu tư theo phương thức đối tác công tư, quy mô dự án và hoạt động kiểm toán Nhà nước đối với loại hình đầu tư này được được hiện như thế nào? Là những tranh luận của nhiều đại biểu Quốc hội khi thảo luận về dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP.- Bộ Ngoại giao cung cấp cho báo chí trong nước và quốc tế nhiều thông tin nóng liên quan phản ứng của Việt Nam đối với các hoạt động và tuyên bố phi pháp gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, cũng như nghi án hối lộ quan chức Việt Nam của Công ty TNHH Tenma Việt Nam.- Vỡ đập chứa nước ở Phú Thọ, đe dọa cuộc sống của hàng chục hộ dân. Trong khi đó, tỉnh An Giang phải ban bố tình trạng khẩn cấp do sạt lở nghiêm trọng quốc lộ 91.- Bế mạc Kỳ họp thứ ba Quốc hội Trung Quốc khóa 13, thông qua nghị quyết luật an ninh Hồng Kông.- Mỹ đặt thời hạn 60 ngày cho các các công ty Trung Quốc, châu Âu và Nga hoàn thành nốt công việc với các cơ sở hạt nhân của Iran và 90 ngày đối với lò phản ứng dân sự ở Bu-xơ.
Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trở lại trong tháng 4 này với số lượng 400.000 tấn theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đây là tín hiệu vui của bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
Đang phát
Live