Nếu như trước đây thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, không rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho một số cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vòi vĩnh tiền, tài sản của cá nhân, tổ chức khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai thì nay, tại nhiều bộ, ngành, địa phương việc áp dụng số hoá trong giải quyết các thủ tục hành chính đã góp phần triệt tiêu nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt, đặc biệt là trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ghi nhận về vấn đề này tại tỉnh Thái Nguyên của phóng viên Đài TNVN:
Sáng nay, tại Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính và Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tổ chức Phiên họp Sơ kết công tác cải cách thủ tục hành chính, hoạt động của tổ công tác và hội đồng tư vấn 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp.
“Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn về pháp lý; kịp thời rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật, cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực phát triển đất nước”; Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi 4 luật về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định về chính sách thu hút và trọng dụng người có tài năng vào cơ quan Nhà nước” là các chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tại Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo diễn ra hôm 15/7 vừa qua. Tiến sĩ Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cùng bàn luận câu chuyện này.
Tại Phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ diễn ra hôm qua (15/7), sau khi đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo yêu cầu phải giải quyết những "nút thắt" về pháp lý và nguồn lực.
Sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương đã giúp các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ, hiệu quả, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo đúng tinh thần “Hành chính phục vụ”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của cải cách hành chính, thời gian qua, Bình Dương đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp của cơ quan công quyền
Ngày 20/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cùng với “5” tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chính; Chỉ thị nhấn mạnh “5” nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; đồng thời nhấn mạnh “5” nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung thực hiện.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chỉ duy trì những thủ tục hành chính thật sự cần thiết, chi phí tuân thủ thấp nhất, Tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính… Đây là những nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, hôm nay Quốc hội thảo luận ở tổ về “đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024”. Nhìn lại thực tế 4 tháng đầu năm, với các chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ về việc đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính… và những vấn đề đặt ra nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng năm 2024.
Thủ tướng ban hành Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.- Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC.- Hội nghị thượng đỉnh trí tuệ nhân tạo toàn cầu tại Hàn Quốc nhằm thúc đẩy sự đổi mới, an toàn và tính toàn diện.- Iran mở cuộc điều tra vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Raisi.
Đang phát
Live