
Thủ tục rườm rà là một trong những lý do khiến ngành thuế tỉnh Đắk Lắk mới nhận được 500 hồ sơ trong tổng số hàng chục nghìn hộ kinh doanh ở địa phương này được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Ngày 20/9, Sở Y tế TP Đà Nẵng có văn bản hướng dẫn việc ra vào TP Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, đối với người vào thành phố cần chuẩn bị giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền xác nhận chứng minh vào TP Đà Nẵng vì lý do công vụ, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, làm việc ở các cơ sở sản xuất kinh doanh được phép hoạt động theo quy định của UBND thành phố, những trường hợp cần can thiệp y tế. Nếu không thuộc các trường hợp này thì phải có công văn đồng ý của UBND thành phố Đà Nẵng. Đối với người rời khỏi TP Đà Nẵng, Sở Y tế đề nghị các đơn vị và người dân Làm đơn/công văn xin rời khỏi thành phố có xác nhận của UBND xã, phường đang lưu trú, gửi đến UBND thành phố để được xem xét, giải quyết và có văn bản phản hồi và thông tin cho địa phương nơi đi. Ngay sau khi ban hành văn bản này, nhiều người dân cho rằng, các quy định của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng quá nhiêu khê, gây khó cho người dân.
- Ngành Hải quan đơn giản hóa thủ tục hành chính - tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Hải Phòng: Điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Giải pháp thúc đẩy phát triển đô thị “xanh”.
Hiện đại hoá trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp Đồng hành cùng người nộp thuế: ngành thuế nỗ lực cải cách thủ tục hành chính thuếNgành Thuế tận dụng lợi thế để bứt phá chuyển đổi số
- Hải quan Quảng Ninh: Đẩy mạnh áp dụng thủ tục điện tử vừa phòng chống dịch vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu - Cắt giảm 2/3 thủ tục hành chính gói 26.000 tỷ hỗ trợ người lao động
-Hỗ trợ lao động và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Các địa phương khẩn trương triển khai Nghị quyết 68 với các thủ tục đơn giản và nhanh nhất. - Bắc Giang: Tín dụng chính sách đồng hành cùng người yếu thế vượt qua đại dịch.
10,13 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021. Theo nhìn nhận của nhiều doanh nghiệp ngoại, Việt Nam vẫn là quốc gia có môi trường đầu tư an toàn, hấp dẫn nhất khu vực châu Á trong những năm tới. Để có được kết quả này, một trong những khâu đột phá được thực hiện đó là cải cách hành chính, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Cải cách hành chính được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ trong tâm và được đưa vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ này, do đó đã có nhiều mô hình, cách làm sáng tạo nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
TPHCM xác định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của người dân và doanh nghiệp. Năm 2021 cũng được TPHCM chọn chủ đề là “Năm thực hiện chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, công tác cải cách hành chính lại càng được quan tâm để làm sao tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Trong nỗ lực đó của thành phố, đã có nhiều mô hình hay, nhiều sáng tạo được chính quyền đưa vào áp dụng, tạo hiệu ứng tích cực.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa một số nước, dịch bệnh hoành hành, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà VN ký kết với nhiều nước, khu vực trên thế giới đang mở ra nhiều cơ hội về thu hút nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, so với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước cơ hội và thách thức, Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ để thu hút FDI có hiệu quả. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay, với chủ đề “Tạo bước chuyển trong thu hút đầu tư nước ngoài- những hạn chế cần khắc phục” sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, chúng tôi sẽ cùng bàn luận và làm rõ hơn những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Đang phát
Live