Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Trong phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu kiến nghị tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.
Cần sớm hoàn thiện thể chế và quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh hơn tiến độ các dự án đầu tư công cũng như tiếp tục nâng cao năng lực lập dự toán, điều tiết chính sách tài khóa, thu, chi linh hoạt, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tạo chủ động cho các địa phương trong quản lý, sử dụng vốn phân bổ, tránh thất thoát, lãng phí trong các khoản chi đầu tư là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay.
Tại phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu nhấn mạnh: Từ vụ cháy chung cư thời gian qua, cần "bịt kẽ hở", xử lý nghiêm minh những sai phạm và có giải pháp căn cơ cho vấn đề này. Các đại biểu cũng chỉ rõ hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện; đề nghị đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
"Động lực đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - Từ tầm nhìn đến thực tiễn" là chủ để của Hội thảo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dự Hội thảo.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Cải cách thể chế kinh doanh để khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp.- Đẩy mạnh thực thi Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025.
“Cải cách thể chế cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”. Đây là ý kiến của đại biểu tại hội thảo: Phát huy tiềm năng, nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế, trong thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực, chủ động tổ chức thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật thuộc phạm vi quản lý của ngành, lĩnh vực. Trong năm 2023, Chính phủ tiếp tục ưu tiên, chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, nhất là các vấn đề thực tiễn mới phát sinh, cần điều chỉnh để tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Đất nước đã vượt qua năm 2022 nhiều khó khăn, thách thức với những thành tựu nổi bật, toàn diện trong phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đóng góp quan trọng vào những thành tựu đó có dấu ấn nổi bật trong công tác xây dựng thể chế trong Đảng, tiếp tục nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Trong chương trình Xây dựng Đảng đầu tiên của năm mới 2023 chúng tôi đề cập những dấu ấn trong công tác xây dựng Đảng năm 2022 với sự tham gia của hai vị khách mời là Giáo sư -Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Sơn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tiến sỹ Đoàn Văn Báu, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương.
Đang phát
Live