Trong chiều nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. Thủ tướng nêu rõ các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; quyết tâm thực hiện thành công các dự án trọng điểm quốc gia. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện thể chế trên tinh thần vừa phục vụ cho quản lý nhưng vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 8, Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng luật và giám sát. Một lần nữa, những điểm nghẽn về thể chế trong nhiều lĩnh vực được các đại biểu phân tích thẳng thắn, minh chứng bằng những câu chuyện thực tế sinh động. Tất cả cho thấy bất cập, vướng mắc về thể chế đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Giải quyết điểm nghẽn về thể chế chính là khơi thông điểm nghẽn trong xây dựng và tổ chức thực thi luật, khắc phục triệt để cơ chế xin cho, tư duy “không quản được thì cấm” và tình trạng có chủ trương, có luật rồi nhưng chùng chình chưa muốn làm, chưa muốn đổi mới.
Quốc hội đã kết thúc tuần làm việc bận rộn đầu tiên với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đáng chú ý Quốc hội bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội cũng đã thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Các phiên thảo luận sôi nổi ở tổ và bên hành lang Quốc hội, các đại biểu nhấn mạnh tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, để không lỡ thời cơ phát triển; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...
Quốc hội khóa XV đang bước vào Kỳ họp thứ 8 với khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, chuẩn bị mọi mặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, cần quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.
Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban tài chính- Ngân sách của Quốc hội khóa 15 và Tiến sĩ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và trực tuyến với 63 tỉnh, thành về một số dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 quy định về giá đất, về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Luật Đất đai 2024.
“So với Luật Đất đai năm 2013, Luật Đất đai năm 2024 đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất”. Đây là thông tin đưa ra tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 4/2024. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư và hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang được thực hiện từ Trung ương tới các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2023 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm, đã diễn ra trong bối cảnh không thuận của kinh tế trong nước, giữa những bất ổn và bất định của kinh tế thế giới. Những khó khăn này được dự báo còn tiếp tục trong năm 2024. Do đó, cần nhìn lại kết quả cải cách môi trường kinh doanh trong năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt khó tốt hơn. Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên họp sáng nay.- Hơn 1.100 công chức viên chức ở Bình Dương nghỉ việc chỉ trong hơn 1 năm qua. Địa phương đang loay hoay tìm giải pháp ngăn tình trạng này.- Triều Tiên thông báo thử phóng vệ tinh lần 3. Ngay lập tức Hàn Quốc và Nhật Bản lên kế hoạch ứng phó, trong khi Mỹ cũng đã điều tàu sân bay tới khu vực.- Uỷ ban châu Âu chi 800 triệu euro để chuẩn bị thành lập “Ngân hàng Hydro” đầu tiên.- Phóng sự về chàng kỹ sư công nghệ thông tin bỏ phố về quê giúp nông dân quản lý trang trại theo hướng hiện đại, làm giàu cho quê hương.
Đang phát
Live