Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ khởi động một loạt sáng kiến chung về công nghệ và quốc phòng khi các nhà lãnh đạo 3 nước tập trung tại Trại David vào thứ Sáu (18/8) tuần này. Hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sẽ dẫn đến việc thiết lập một "khuôn khổ chính" cho hợp tác an ninh 3 bên. Đây cũng sẽ là hội nghị thượng đỉnh độc lập đầu tiên được tổ chức giữa nguyên thủ 3 nước.
Tại Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày, Nga đã đưa ra những cam kết và các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các nước châu Phi giữa áp lực bị cô lập từ phương Tây. Trong khi đó, các nước châu Phi ở Nam bán cầu cũng cần xây dựng mối quan hệ với Nga nhằm cân bằng giữa các mối quan hệ quốc tế khác, đồng thời tìm kiếm thêm nguồn lực về đầu tư và nguồn cung lương thực….Các bên có tìm được “điểm chung” trong bài toán lợi ích thông qua Hội nghị này?
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3 nghìn tỷ đôla, góp 2% GDP thế giới. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đó, ngành dệt may cũng chiếm tới 8 – 10% lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, cùng hàng trăm triệu tấn rác thải ra môi trường. Đây cũng chính là chủ đề Hội nghị thượng đỉnh thời trang toàn cầu vừa diễn ra tại thủ đô Copenhague, Đan Mạch nhằm thúc đẩy một tương lai bền vững hơn cho ngành công nghiệp thời trang.
Hội nghị thượng đỉnh kéo dài 2 ngày của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã kết thúc tại Litva. Tuy nhiên, những tuyên bố được đưa ra tại hội nghị, liên quan đến vấn đề kết nạp Ukraine hay kế hoạch phòng thủ chung của khối vẫn là chủ đề thảo luận của giới nghiên cứu quốc tế. Theo giới quan sát, về mặt biểu tượng, Hội nghị thượng đỉnh NATO lần này, với vai trò kết nối của Mỹ đã đạt được sự đồng thuận trong một số vấn đề quan trọng, chẳng hạn thông qua kế hoạch phòng thủ toàn diện nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh; mỗi thành viên chi tối thiểu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng; hay những quyết sách hỗ trợ lâu dài cho Ukraine. Song, đặt trong bối cảnh kinh tế - an ninh - địa chính trị thế giới có nhiều biến động, các vấn đề quan trọng này vẫn đang tiếp tục thử thách sự đoàn kết của NATO trong thời gian tới.
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO sẽ diễn ra trong hai ngày tới (11-12/7) tại thủ đô Vilnius của Litva. Nhiều nước NATO đã gửi quân và vũ khí quân sự tới, giúp nước chủ nhà tăng cường an ninh cho sự kiện quan trọng này. Sức nóng của Hội nghị đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt từ quốc tế khi NATO đang đau đầu với “bài toán” Ukraine, việc kết nạp các thành viên mới, hay câu hỏi về sự đoàn kết của khối liên minh quân sự này.
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đang diễn ra tại thủ đô Brúc-xen, Bỉ, có nguy cơ không ra được tuyên bố chung do sự phản đối của Hung-ga-ri và Ba Lan đối với thoả thuận chia sẻ người tị nạn. Liên tiếp những nỗ lực thất bại đã cho thấy Liên minh châu Âu ngày càng khó tìm tiếng nói chung trong ứng phó các thách thức.
Hôm nay, Ngoại trưởng các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bắt đầu cuộc họp kéo dài 2 ngày tại Ốt-x-lô, Na Uy. Cuộc họp không chính thức của các Ngoại trưởng NATO là hoạt động tham vấn chính trị nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của khối sẽ diễn ra vào tháng 7 tới tại Lít-va. Một trong những nội dung rất được dư luận quan tâm tại Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của NATO là tư cách thành viên của Thụy Điển. Ngoại trưởng Thụy Điển Tô-bi-át Bin-strôm mới đây cũng khẳng định quốc gia này “không có kế hoạch B trong việc trở thành thành viên đầy đủ của NATO”. Vậy hội nghị của các Ngoại trưởng NATO tại Na Uy lần này có thể thúc đẩy mong muốn này của Thụy Điển như thế nào?
Hôm nay, Hội nghị G7 tổ chức tại Hiroshima bước sang ngày làm việc cuối cùng. Trọng tâm hôm nay là cuộc thảo luận về xung đột Nga-Ukraine với sự tham gia trực tiếp của Tổng thống Ukraine Zelensky. Hội nghị đưa ra Tuyên bố chung với nhiều điểm mới khi đề cập tới an ninh kinh tế toàn cầu.
Tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế, đa dạng hoá chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi là nội dung bao trùm ngày họp thứ 2 của Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đang diễn ra tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn bất ổn sau 3 năm đại dịch và cuộc xung đột tại Ukraine.
Hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (gọi tắt là G7) sẽ khai mạc tại thành phố Hi-rô-si-ma, Nhật Bản. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Chủ tịch G7 của Nhật Bản trong năm 2023 – nhiệm kỳ đầy thách thức với những biến động khó lường trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Việc Nhật Bản lựa chọn thành phố Hi-rô-si-ma là nơi tổ chức hội nghị được cho là mang nhiều thông tin liên quan đến thúc đẩy hòa giải, kiến tạo hòa bình với những phiên thảo luận quan trọng về cuộc xung đột Ucraina, chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân, sự phát triển hòa bình của các quốc gia trong khu vực… Hội nghị cũng sẽ là phép thử về vai trò và tầm ảnh hưởng của Nhật Bản trong xử lý hàng loạt thách thức của khu vực.
Đang phát
Live