Kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức tháng 1 năm nay, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên gần như đóng băng khi các bên liên quan như Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên không có động thái ngoại giao đáng chú ý nào. Dù Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In bày tỏ sẵn sàng làm trung gian kết nối giữa Triều Tiên với chính quyền mới ở Mỹ, nhưng cả Mỹ và Triều Tiên vẫn “án binh bất động” như một cách để thăm dò lẫn nhau. Vấn đề đối thoại nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên được chú ý trở lại, khi lãnh đạo Mỹ và Hàn Quốc tại hội nghị thượng đỉnh cuối tuần qua đã khẳng định sẽ thúc đẩy đối thoại với Triều Tiên dựa trên những thỏa thuận trước đó, bao gồm cả thỏa thuận ký giữa cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Moon Jae In tại Singapore năm 2018. Với những tuyên bố này, giới phân tích cho rằng “bóng hiện đang nằm trên sân của Triều Tiên”. Nhà báo Phạm Phú Phúc phân tích rõ hơn về triển vọng nối lại đối thoại với Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hàn:
Triển vọng nối lại đối thoại với Triều Tiên hậu thượng đỉnh Mỹ - Hàn.- Làm thế nào để đề án đào tạo tiến sỹ và thạc sỹ đảm bảo đúng thực chất, để có được những nhân tài thật sự, trị tận gốc căn bệnh thành tích?- Nhìn nhận bản chất số lượng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới.- Chọn trường nghề, hướng đi cho hs không thi vào lớp 10 ở TPHCM.- Người dân Gaza xây dựng lại cuộc sống sau thỏa thuận ngừng bắn.
Theo kế hoạch, hôm nay, Hội nghị thượng đỉnh các nước thuộc khu vực Tây Balkan sẽ diễn ra tại Slovania. Khu vực Tây Balkan được cho là bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ “nhỏ” ở châu Âu, nhưng đang ôm một “giấc mơ lớn”, đó là trở thành một phần của Liên minh châu Âu (EU). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, khu vực Tây Balkan sẽ nỗ lực như thế nào để vượt qua thách thức và thực hiện giấc mơ vốn khá là xa vời?
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu trực tuyến đã kết thúc với hàng loạt cam kết của lãnh đạo thế giới cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải nhà kính nhằm khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 1,5 độ C. Tuy nhiên, giới chức các nước cũng cảnh báo, chỉ cam kết thôi là không đủ và toàn thế giới phải hành động ngay lập tức.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, theo lời mời của Tổng thống Hoa kì Joe Biden.- Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ Hội nghị các Nhà Lãnh đạo ASEAN, tại Indonesia.- Họp trực tuyến với các tỉnh biên giới Tây Nam, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, sẽ hỗ trợ cách ly, xét nghiệm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn muốn về nước, không để vì lý do khó khăn mà nhập cảnh trái phép.- Số ca nhiễm covid 19 tại Lào trong 24 giờ qua vượt qua tổng số ca mắc trong cả một năm. Trong khi đó, Campuchia ghi nhận số ca nhiễm mới trong một ngày cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhật Bản chuẩn bị tuyên bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 lần thứ 3.- Thị trường tiền ảo “lao dốc” trước thông tin tăng thuế với lĩnh vực đầu tư tài sản kỹ thuật số của Mỹ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Quyết định phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.- Tình trạng phá rừng tại tỉnh Gia Lai tăng mạnh, sau việc địa phương xin chuyển đổi hơn 8000 ha đất rừng tự nhiên ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông sang đất nông nghiệp.- Người dân Nga và nhiều nước trên toàn thế giới hôm nay kỷ niệm 151 năm ngày sinh Lê-nin-lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản.- Trung Quốc dọa đáp trả mạnh mẽ sau việc Australia hủy bỏ thỏa thuận hợp tác "Vành đai và Con đường" .
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.- Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Campuchia 800 máy thở và hơn 2 triệu chiếc khẩu trang y tế để phòng chống dịch Covid-19.- Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu nhân viên soi chiếu an ninh dừng việc kiểm tra khai báo y tế của hành khách.- Hải quân Indonesia tiếp tục chạy đua với thời gian để tìm kiếm chiếc tàu ngầm chở 53 thủy thủ đoàn mất tích.- Tối nay, theo giờ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Tổng thống Mỹ Giâu Joe Biden khởi xướng, sẽ khai mạc và kéo dài trong hai ngày.
Một sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của giới chuyên gia, các nhà quan sát quốc tế, đó là cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến của lãnh đạo 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia vào ngày hôm nay (theo giờ Mỹ). Được biết đến với tên gọi “Đối thoại tứ giác an ninh”, đây là diễn đàn chiến lược không chính thức giữa 4 nước, được duy trì bằng các cuộc họp, trao đổi thông tin và diễn tập quân sự chung kể từ khi thành lập vào năm 2007. Tuy nhiên, đây sẽ là lần đầu tiên một hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ tứ kim cương” được tổ chức, đánh dấu khuôn khổ hợp tác Bộ Tứ được nâng lên cấp người đứng đầu chính phủ. Điều này không chỉ mang ý nghĩa thắt chặt mối liên kết giữa 4 nước mà còn thể hiện cam kết chính trị của nhóm được nâng lên mức cao hơn, tác động tới bức tranh địa chính trị khu vực, trong đó có việc tạo ra sự cân bằng quyền lực với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Cuộc trao đổi của BTV Thanh Huyền với TS Đỗ Sơn Hải – Học viện Ngoại giao sẽ bình luận sâu hơn nội dung này.
Lần đầu tiên một Hội nghị thượng đỉnh quy mô lớn về Thích ứng với biến đổi khí hậu vừa được tổ chức theo hình thức trực tuyến, với sự chủ trì của Thủ tướng Hà Lan. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của hơn 100 lãnh đạo, quan chức cấp cao, đại diện các tổ chức quốc tế, nhà khoa học trên thế giới; cho thấy mối quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế với biến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Hội nghị không chỉ là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm mà còn được kỳ vọng sẽ tạo ra được những cú hích mới cho nỗ lực giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu trong lộ trình dài tới đây. Liệu triển vọng này có cơ sở, Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu và anh Phạm Huân - Thường trú Đài TNVN tại Mỹ sẽ thông tin cụ thể cùng quí vị:
Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của liên minh châu Âu (EU), theo kế hoạch sẽ diễn ra vào ngày mai (10/12), tại Brussels, Bỉ. Dự kiến, tại hội nghị thượng đỉnh lần này, 27 thành viên EU sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng của khối, trong đó có việc thông qua kế hoạch ngân sách cho năm 2021. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận khi mà kế hoạch ngân sách và gói phục hồi kinh tế của EU có tổng trị giá khoảng 1 nghìn 800 tỷ euro, vốn được các nhà lãnh đạo EU thống nhất hồi tháng 7, đang rơi vào bế tắc sau khi Ba Lan và Hungary phản đối điều kiện gắn kèm dự luật ngân sách dài hạn của toàn liên minh với một cơ chế yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ nguyên tắc pháp quyền EU. Sự việc này lại một lần nữa đặt ra cho EU bài toán khó trong việc tìm được tiếng nói thống nhất về các vấn đề của khối trong suốt một năm qua. Để có cái nhìn rõ hơn về hội nghị thượng đỉnh EU lần này cũng như những bất đồng liên quan đến kế hoạch ngân sách năm sau của khối, chúng tôi cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại khu vực Tây Âu.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live