Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/11 đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh APEC ở San Francisco, Mỹ. Đây là cuộc gặp trực tiếp thứ hai giữa lãnh đạo hai nước kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức tháng 1 năm 2021.
Bên lề Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ, dư luận những giờ qua đổ dồn vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung vừa diễn ra đêm qua (15/11) theo giờ Việt Nam giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc trong vòng 1 năm qua. Với chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2017 của ông Tập Cận Bình và cuộc gặp thượng đỉnh nhiều giờ đồng hồ cùng nhiều nội dung quan trọng với nhà lãnh đạo Mỹ, sự kiện lần này được kỳ vọng có thể giảm nhiệt bất đồng, gợi mở những lĩnh vực hợp tác mang tính xây dựng giữa Mỹ và Trung Quốc trong cả quan hệ song phương cũng như giải quyết các hồ sơ nóng toàn cầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15/11 tới. Cuộc hội đàm diễn ra bên lề Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 ở Sanfa sisco, Mỹ. Dự kiến, chương trình nghị sự sẽ đề cập các vấn đề toàn cầu như chiến sự Hamas - Israel, xung đột Nga-Ukraine, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như lĩnh vực thương mại và kinh tế. Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong một năm qua. Gần đây, Trung Quốc và Mỹ thường xuyên có những tương tác trên nhiều lĩnh vực, mang lại hy vọng mới cho việc xoa dịu quan hệ song phương. Liệu cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung lần này có đem lại bước đột phá trong nỗ lực tìm cách “ổn định” quan hệ song phương, sau những căng thẳng thời gian qua?
Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra tại Bruxelles, Bỉ. Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU thảo luận về những vấn đề “nóng” của khối, trong đó phải kể đến căng thẳng giữa Ixraen và phong trào Hồi giáo Hamas, cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga-Ucraina, nỗ lực hỗ trợ cho Ki-ép, cũng như các vấn đề kinh tế, di cư và an ninh, quốc phòng của EU.
Sau một năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lại gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra trong hai ngày 25-26/9 tại Washington. Hội nghị này được xem như “bài sát hạch” với Mỹ trong việc thực hiện những cam kết với khu vực mà Mỹ từng đưa ra cách đây một năm. Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jeans Pierre, sự kiện này là cơ hội để Mỹ tăng cường quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương, để cùng thảo luận những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững. Nhưng theo các chuyên gia, điều quan trọng là Mỹ phải cân bằng được những quan ngại về an ninh của Mỹ với những ưu tiên phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích rõ hơn nội dung này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (LHQ) về khí hậu.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu Quốc hội nước ta lên đường thăm chính thức Băng-la-đét.- Tỉnh Đồng Tháp bàn giao mỏ cát cung ứng công trình cao tốc theo đúng cam kết, góp phần thúc đẩy các dự án giao thông trọng điểm thi công đúng tiến độ.- Nhà vua Anh Charles-3 công du nước Pháp, đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước dầu tiên kể từ khi ông lên ngôi.- Ấn Độ khuyến cáo công dân tại Canada thận trọng khi quan hệ giữa hai nước đang xấu đi.
Mở đầu các hoạt động tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Indonesia, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2023.- Các địa phương sẵn sàng cho lễ khai giảng năm học mới.- PV Đài TNVN phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Nguyễn Kim Sơn về những nhiệm vụ của ngành giáo dục trong năm học mới, trong đó có đổi mới giáo dục phổ thông.- 76 người chết vì tai nạn giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ.- Mưa lớn kéo dài khiến đường nối Bình Phước với Lâm Đồng sạt lở, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.- Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với thông điệp tạo dựng đồng thuận nhằm ứng phó với các thách thức kinh tế và phát triển toàn cầu.- Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể xây dựng chiến lược điều trị căn bệnh ung thư hiệu quả.
“Thúc đẩy một khối thương mại đại diện cho đa số toàn cầu” là tham vọng được các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) đưa tại Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tại Johannestburg, Nam Phi. Cuộc họp nhằm củng cố hợp tác nội khối và khẳng định tầm ảnh hưởng của BRICS trong thế giới nhiều biến động.
Mọi sự chú ý đang đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm BRICS, tập hợp các nền kinh tế mới nổi gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là lần đầu tiên hội nghị BRICS được tổ chức theo hình thức trực tiếp kể từ đại dịch COVID-19 bùng phát. Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên đang nỗ lực hướng tới trật tự thế giới đa cực, mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và tăng tỷ trọng trong GDP toàn cầu. Dự kiến, việc mở rộng BRICS sẽ được ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này. Để có cái nhìn rõ nét hơn về hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 diễn ra tại Nam Phi, phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực châu Phi phân tích rõ hơn vấn đề này.
Hôm nay (18/08), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh “lịch sử” với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumyo và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden chào đón các nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trại David kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2021. Đây cũng là cuộc gặp ba bên trực tiếp giữa nguyên thủ ba nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc mà không phải bên lề một sự kiện nào đó. Phát biểu tại cuộc họp báo trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn, Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken cho biết, Wasinton tin tưởng hội nghị thượng đỉnh với Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra hôm nay, sẽ đánh dấu “thời đại mới” trong quan hệ hợp tác ba bên. Việc ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc tăng cường hợp tác, nhất là xích lại gần nhau hơn trong lĩnh vực an ninh sẽ tác động ra sao tới tình hình khu vực và thế giới? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ và phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.
Đang phát
Live