VOV1 - Những chỉ đạo quyết liệt mới đây từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về cắt giảm ít nhất 30% chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính và bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết đang mang đến sự kỳ vọng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng của bão số 3 (Yagi), ngành du lịch Quảng Ninh vẫn nỗ lực hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,8 triệu lượt khách quốc tế. Bước sang năm 2025, du lịch Quảng Ninh vẫn cần những nỗ lực hướng đến thị trường mới để du lịch thực sự khẳng định lợi thế của ngành "công nghiệp không khói".
Mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm 2024 là thành công rất lớn mà nước ta đã đạt được, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Năm 2025, mặc dù có nhiều cơ hội mới đang mở ra, nhưng mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là rất nhiều thách thức.
Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai kỳ của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”, trong đó ghi nhận những nỗ lực bước đầu trong tiến trình chuyển đổi xanh của các nhà máy nhiệt điện truyền thống, thực hiện mục tiêu đưa phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Đáng kể là việc thay đổi diện mạo môi trường sinh thái như trồng cây xanh, cải tạo hệ thống xử lý chất thải; coi trọng công tác quản lý, vận hành để sử dụng hiệu quả tài nguyên than, tiết kiệm năng lượng. Cũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức căn bản trong việc chuyển đổi nhiên liệu từ “nâu” sang “xanh”, nghĩa là chuyển đổi từ việc đốt than sang sử dụng các loại nhiên liệu khác thay thế như biomass, amoniac, hydro xanh… “Tiến trình đến Net zero của các nhà máy nhiệt điện than: Những khuyến nghị chính sách” là nội dung bài ba, cũng là bài cuối của loạt bài này sẽ được các PV Nguyên Long và Quang Huy tiếp tục chỉ ra các thách thức gắn với các giải pháp được đề xuất từ nhà quản lý, doanh nghiệp và chuyên gia.
Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch. Như chúng tôi đã thông tin, Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc “Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Tuy nhiên, có rất nhiều thách thức cần được tháo gỡ để hiện thực hoá chủ trương này. Đây cũng là nội dung bài 2 của loạt bài “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than” được các PV Nguyên Long và Quang Huy đề cập, với nhan đề “Nhiệt điện than: Công nghệ truyền thống và những nỗi lo cũ, mới”.
Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra vào tháng 11/2024 vừa qua, Việt Nam kiên định mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050. Muốn trung hoà carbon hay đưa phát thải ròng khí nhà kính về 0 (Net Zero) thì từng lĩnh vực, ngành nghề, thậm chí từng cá nhân đều phải có trách nhiệm thực hiện và đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, sản xuất điện là nguồn phát thải carbon lớn nhất do còn nhiều nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động. Do vậy, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, “xanh hoá” các nhà máy điện than hiện hữu, sau năm 2030 không đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện than và từ năm 2050 không còn sử dụng than để phát điện. Luật Điện lực (sửa đổi) vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khoá XV (có hiệu lực từ 01/02/2025) nhấn mạnh việc“Khuyến khích nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp... ; phát triển nhiệt điện than ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo đảm tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường”. Ghi nhận những nỗ lực giảm phát thải từ các nhà máy nhiệt điện than hiện hữu, đồng thời phân tích những khó khăn thách thức và đưa ra khuyến nghị giải pháp nhằm hiện thực hoá mục tiêu “trung hoà carbon”, nhóm PV Nguyên Long và Quang Huy thực hiện loạt bài 03 kỳ “Chuyển đổi xanh: Thách thức từ các nhà máy nhiệt điện than”. Chương trình hôm nay phát sóng bài đầu tiên với nhan đề: “Diện mạo xanh từ các nhà máy nhiệt điện than truyền thống”.
Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
Hôm nay (18/11), phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19 chính thức khai mạc. Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, phiên họp cấp cao này sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề chính: cuộc chiến chống đói nghèo, bất bình đẳng; ba khía cạnh của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) và cải cách quản trị toàn cầu. Đáng chú ý, phiên họp này có sự tham gia của các nhà Lãnh đạo các thành viên chính thức G20, nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ của 19 nước khách mời và lãnh đạo 15 tổ chức quốc tế chủ chốt trên toàn thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Brazil Lula - Da Silva và phu nhân, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã tới Brazil tham dự hội nghị. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu; đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề then chốt và cấp bách của thế giới. BTV Hồ Điệp thông tin về phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến yếu tố bền vững. Đã có khoảng 24% người tiêu dùng Việt đang chú trọng đến lối sống bền vững trong các kế hoạch ngắn hạn. 16% người tiêu dùng Việt coi tương lai bền vững là một yếu tố quyết định tiêu dùng của họ trong các ưu tiên dài hạn. Thông tin được bộ phân nghiên cứu bán lẻ của NielsenIQ Việt Nam đưa ra tại Hội thảo thường niên về Phát triển bền vững với chủ đề "Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn" do Báo Đầu tư tổ chức mới đây. Tác động của xu hướng tiêu dùng bền vững đang mở ra cơ hội, cũng là thách thức của không ít doanh nghiệp Việt Nam.
“Phát triển đại học bền vững: Cơ hội và thách thức” là chủ đề Hội thảo Khoa học Quốc tế do Đại học Đà Nẵng tổ chức sáng nay (7/11) tại thành phố Đà Nẵng. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện chào mừng 30 năm xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (1994 - 2024).
Đang phát
Live