
VOV1 - Hôm nay (26/6), tại Bruc-xen, Bỉ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU). Tại hội nghị thượng đỉnh lần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận những thách thức về địa kinh tế và những diễn biến đang diễn ra ở Ucraina và Trung Đông.
VOV1 - "Trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội không phải là kẻ thù của báo chí, mà trái lại nó là công cụ hữu ích nếu được sử dụng đúng cách. Nếu người làm báo không giữ vững được đạo đức nghề nghiệp thì chính họ sẽ bị cuốn theo dòng thông tin ảo hóa để rồi đánh mất giá trị cốt lõi của báo chí..."
VOV1 - Những chỉ đạo quyết liệt mới đây từ Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về cắt giảm ít nhất 30% chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính và bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết đang mang đến sự kỳ vọng lớn cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mặc dù bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng của bão số 3 (Yagi), ngành du lịch Quảng Ninh vẫn nỗ lực hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,8 triệu lượt khách quốc tế. Bước sang năm 2025, du lịch Quảng Ninh vẫn cần những nỗ lực hướng đến thị trường mới để du lịch thực sự khẳng định lợi thế của ngành "công nghiệp không khói".
Mức tăng trưởng GDP khoảng 7% trong năm 2024 là thành công rất lớn mà nước ta đã đạt được, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động và nước ta bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Năm 2025, mặc dù có nhiều cơ hội mới đang mở ra, nhưng mục tiêu tăng trưởng khoảng 8% là rất nhiều thách thức.
Chuyển đổi nhà máy nhiệt điện than sang năng lượng sạch là giải pháp để thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch. Định hướng chuyển đổi nhà máy nhiệt điện than của Việt Nam phù hợp với các cam kết của Việt Nam và xu hướng của thế giới.
Theo các chuyên gia năng lượng quốc tế, các nhà máy nhiệt điện than cũ là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than sang các giải pháp thay thế phát thải thấp sẽ giúp giảm phát thải khí CO2.
Trên 70% diện tích khuôn viên của Công ty CP Nhiệt điện Quảng Ninh được bao phủ bởi cây xanh. Phấn đấu phủ xanh trên 90% khuôn viên của Nhiệt điện Quảng Ninh cũng là định hướng của nhiều nhà máy nhiệt điện than cả nước như Uông Bí, Duyên Hải, Vĩnh Tân, Vân Phong, Nghi Sơn, Cao Ngạn v.v.
Hiện Việt Nam có khoảng 3.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, đáng chú ý trong đó đã có những doanh nghiệp “kỳ lân” đạt trị giá trên 1 tỷ USD và nhiều doanh nghiệp được định giá trên 100 triệu USD. Năm 2024, Việt Nam tiếp tục tăng 2 bậc (từ vị trí 58 lên vị trí 56/100 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong bảng xếp hạng Chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu. Còn trong khu vực ASEAN, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 4, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỷ USD. Các chuyên gia, tổ chức quốc tế đánh giá cao đặc trưng tạo nên điểm mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, đó chính là sự vào cuộc và quan tâm của cả hệ thống chính trị, sức trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao, môi trường kinh doanh được cải thiện, hội nhập quốc tế và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng gia tăng. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần thêm nhiều động lực để phát triển và hoàn thiện hơn nữa trong hệ sinh thái chung toàn cầu. “Nhận diện thách thức, khơi thông nguồn lực để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” là chủ đề được bàn luận với sự phân tích của ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ).
Hôm nay (18/11), phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19 chính thức khai mạc. Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, phiên họp cấp cao này sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề chính: cuộc chiến chống đói nghèo, bất bình đẳng; ba khía cạnh của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) và cải cách quản trị toàn cầu. Đáng chú ý, phiên họp này có sự tham gia của các nhà Lãnh đạo các thành viên chính thức G20, nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ của 19 nước khách mời và lãnh đạo 15 tổ chức quốc tế chủ chốt trên toàn thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Brazil Lula - Da Silva và phu nhân, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã tới Brazil tham dự hội nghị. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu; đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề then chốt và cấp bách của thế giới. BTV Hồ Điệp thông tin về phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil.
Đang phát
Live