Trong tuần, chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris khiến dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm. Thông điệp nổi bật của chuyến thăm đó là khắc họa hình ảnh một nước Mỹ - đối tác tin cậy của ASEAN trong cuộc chiến chống COVID-19; một đối tác quan trọng của Đông nam Á với những cam kết lâu dài trong khu vực. Trong bối cảnh Afghanítan được nhìn nhận như một thất bại chiến lược, chuyến thăm của bà Kamala Harris đã chứng minh rằng Mỹ vẫn đang hiện diện và ảnh hưởng mạnh mẽ ở châu Á. Bình luận “Mảnh ghép hoàn chỉnh hoàn tất kế hoạch “xoay trục” 2.0 của Mỹ? của BTV Hồ Điệp:
Phó Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Kamala Harris vừa kết thúc chuyến thăm ba ngày tới Việt Nam, theo lời mời của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân. Việt Nam là điểm đến thứ hai trong chuyến công du Đông Nam Á của bà Harris. Trước đó Phó Tổng thống Hoa Kỳ đã có chuyến thăm Singapore. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực nhờ nền tảng quan hệ đã được hai bên gây dựng, vun đắp trong 26 năm qua trên tất cả các lĩnh vực ở cả 3 bình diện song phương, khu vực và quốc tế, chuyến thăm là một cột mốc mới trong quan hệ Việt - Mỹ khi các nhà lãnh đạo cấp cao nhất trong chính quyền mới của Mỹ thăm Việt Nam chỉ trong năm đầu tiên sau khi nhậm chức trong hai nhiệm kỳ gần đây. Chuyến thăm cũng góp phần tăng cường quan hệ và mở rộng hợp tác kinh tế giữa Washington và các đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm Việt Nam lần này của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Cứu chữa bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch - Mệnh lệnh từ trái tim.- Hà Nội khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết đón năm học mới 2021-2022.- Chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tới Việt Nam – cột mốc mới trong quan hệ Việt – Mỹ.- Mô hình “Bệnh viện xe lửa” mang vaccine Covid-19 đến vùng sâu vùng xa ở Nam Phi.- Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong tám tháng đạt trên 19 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Sáng nay, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã chủ trì lễ đón và tiếp Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris. Bà Kamala Harris là Phó Tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm đầu tiên thăm Việt Nam.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trở thành quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ hiện tại có chuyến công du Singapore và Việt Nam ngay trong thời gian đầu nhiệm kỳ. Một trong những mục đích quan trọng trong chuyến đi của bà Harris tới Đông Nam Á lần này là tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời cho thấy cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Ngoài chương trình trình nghị sự với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng, sự xuất hiện của bà Kamala Harris cũng được hoan nghênh đặc biệt khi bà là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - người truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Mỹ và trên khắp thế giới. Từ khi trở thành cấp phó của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Harris nhận được nhiều ca ngợi vì đã phá bỏ nhiều rào cản trong suốt cuộc đời mình, ghi tên mình vào lịch sử của “Xứ cờ hoa”.
Cùng với những điểm nóng tại Nam Á, Trung Đông, Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung được cho là tâm điểm thu hút sự chú ý của quốc tế ở thời điểm này. Mà 2 chuyếh thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Austin, và trước đó cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cũng đã thăm chính thức Ấn Độ là những ví dụ cho thấy rõ điều này. Các chuyến thăm này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á. Điều đó cũng cho thấy một sự điều chỉnh chính sách dài hạn của Mỹ đối với khu vực này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố kế hoạch chia sẻ 80 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Mỹ cho các nước khác trên thế giới. Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên nhận 25 triệu liều vaccine đầu tiên của Mỹ.
Việc Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối tuần qua thừa nhận vụ việc đế chế Ottoman sát hại hơn 1,5 triệu người Armenia năm 1915 là tội ác “diệt chủng”, khiến dư luận khá bất ngờ. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ chính thức thừa nhận vụ diệt chủng nhằm vào người Armenia, xảy ra hơn 1 thế kỷ. Ngay lập tức, Thổ Nhĩ Kỳ (quốc gia kế thừa Đế chế Ottoman) đã lên tiếng phản đối gay gắt tuyên bố của Tổng thống Mỹ. Trong một diễn biến mới nhất, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triệu Đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ– ông David Satterfield lên để phản đối. Lo ngại biểu tình sau tuyên bố của Tổng thống Joe Biden, Mỹ cũng đã đóng cửa tạm thời các cơ quan ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ. Những động thái này dự báo: với tuyên bố thừa nhận vụ diệt chủng xảy ra năm 1915, rất có thể quan hệ Mỹ-Thổ rơi vào căng thẳng chạm đáy, rất khó dự báo về tương lai mối quan hệ đồng minh Mỹ-Thổ những ngày tới.
Hôm qua (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức lên tiếng công nhận vụ đế chế Ottoman sát hại hơn 1,5 triệu người Armenia năm 1915 là tội ác “diệt chủng”. Ngay lập tức đã có phản ứng từ các bên liên quan.
Sau hơn 2 tháng nhậm chức, trong tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức cuộc họp báo đầu tiên tại Nhà Trắng. Sự kiện này được xem là buổi "báo cáo sơ bộ" về những gì ông Biden đã làm được để giải quyết các thách thức hiện nay của nước Mỹ, cũng như mang đến bức tranh toàn cảnh về chính sách đối nội - đối ngoại trong 4 năm tới đây.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)