Đánh giá về Nghị quyết 54 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tạo được động lực phát triển mạnh mẽ cho TP.HCM, “đầu tàu” kinh tế của cả nước. Bởi vậy, một Nghị quyết mới về TP.HCM không chỉ mang tính đặc thù mà phải đột phá với tinh thần “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”.
Luật giao dịch điện tử sửa đổi: Làm sao đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số- Nhức nhối nạn tảo hôn vùng biên: Hủ tục hay nhờn luật pháp- Chuyến thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Châu Âu, trong đó trọng tâm bàn về đề cuộc xung đột Nga-Ukraine- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mức 6.5% trong năm nay- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chính thức vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp- Phiên chứng khoán chiều qua, cổ phiếu bất động sản hạ độ cao, VN-Index giảm nhẹ
Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý đầu năm chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức tăng trưởng vào bậc thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Song, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Ba, ngày 3/4, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023; Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ: chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 và kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%. Đâu là giải pháp để đạt được mục tiêu trong bối cảnh rất nhiều khó khăn phía trước? Câu chuyện thời sự bàn về nội dung này, với vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam.
Chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trước rất nhiều khó khăn - đâu là giải pháp?- Cựu Tổng thống Donald Trump bị truy tố: Có thực sự bất lợi?- Doanh nghiệp bất động sản chủ động cơ cấu, tăng nguồn cung phù hợp với thị trường
Là Trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước, trong quý 1 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của thành phố HCM chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp hạng 56/63 địa phương. Nguyên nhân nào dẫn đến việc đầu tàu kinh tế của cả nước lại bị nằm ở nhóm cầm đèn đỏ. Những giải pháp tăng tốc trong 3 quý còn lại của năm nay của thành phố HCM là gì?
Tăng cường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 2023.-Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn.- Kinh tế quốc tế: Đà phục hồi của kinh tế châu Á đang chậm lại – Đâu là điểm sáng?
Các vấn đề đặt ra trong quá trình chuẩn hoá thông tin thuê bao di động -Nhìn từ kết quả triển khai giai đoạn 1- Từ kết quả Quý I - Những thách thức đặt ra với mục tiêu xuất khẩu năm 2023- Vì sao người dân Bắc Kạn chưa mặn mà với các dự án phát triển rừng bền vững- Tổ công tác xã hội của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - giúp bệnh nhân nghèo vượt khó- Mối quan hệ của EU- Trung Quốc qua động thái của các nhà Lãnh đạo Châu Âu
“Kinh tế tư nhân có đóng góp lớn cho kinh tế nước nhà, là động lực của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII, còn nhiều vấn đề cần định hướng, cần được quan tâm, hỗ trợ, thúc đẩy”. Đây là nhận định, phân tích của các chuyên gia, doanh nhân, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ II, diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Diễn đàn có sự góp mặt của hơn 200 đại biểu chuyên gia, doanh nhân trên mọi miền đất nước.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Tổng sản phẩm xã hội của TP.HCM trong quý 1 năm nay là hơn 360.600 tỷ đồng, chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, thuộc nhóm báo động đỏ của cả nước. Do đó, thành phố cần phải nhìn lại “phác đồ” đưa ra, đánh giá và có giải pháp tăng tốc trong 3 quý còn lại. Đó là chỉ đạo của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và nhiệm vụ, giải pháp quý 2 năm 2023.
Đang phát
Live